Ngải cứu từ trước đến nay luôn được xem là loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Đặc biệt lá ngải cứu có những công dụng tuyệt vời mà không phải ai cũng biết.
- Nguyên nhân, cách chữa trị đau bụng đi cầu lỏng cực hiệu quả
- Bị đau lưng chớ nên coi thường: 5 căn bệnh này sẽ tàn phá bạn nếu không thăm khám kịp thời
Ngải cứu thường được dùng trong các món ăn hàng ngày hoặc để làm thuốc. Không chỉ ngon, lá ngải cứu còn có tác dụng thần kỳ với sức khỏe của bạn nếu sử dụng hợp lý.
1. Điều hòa kinh nguyệt
Chu kỳ nguyệt san của phụ nữ có ảnh hưởng đến vấn đề sinh nở sau này, vì vậy khi thấy có dấu hiệu chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt thì chị em nên tìm cách khắc phục ngay lập tức.
Lá ngải cứu có khả năng cân bằng nội tiết tố nữ và điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng cũng như nhiều vấn đề khác.
Cách sử dụng: Trước khi có kinh 1 tuần (hoặc nếu bị rối loạn kinh nguyệt thì từ ngày "đèn đỏ" cho đến khi kết thúc) pha lá ngải cứu với nước sôi và uống mỗi ngày. Làm như vậy liên tục trong 6 tháng sẽ giúp cân bằng nội tiết nữ trở lại.
2. Giúp máu lưu thông lên não
Đối với những ai hay bị đau đầu, chóng mặt, lá ngải cứu có tác dụng tuyệt vời trong việc giúp giảm đau đầu kinh niên lâu năm.
Cách sử dụng: Có thể pha nước ngải cứu cùng mật ong để uống mỗi ngày hoặc rán trứng gà với lá ngải cứu, đảm bảo sau 1 tuần sẽ cải thiện được tình trạng đau đầu.
3. Kén ăn, cơ thể suy nhược
Với trường hợp này thì lá ngải cứu thường được sử dụng để hầm cùng gà ác, giúp tăng sức đề kháng, bổ khí, tăng cân.
Cách sử dụng: Hầm 1 con gà ác với lá ngải cứu, táo tàu, đinh quy (mua ở tiệm thuốc bắc), lê cắt miếng nhỏ và ăn liên tục trong vòng 2 tuần (nếu cảm thấy ngán thì cách 2-3 ngày ăn một lần).
Đây cũng là món ăn dành cho bà bầu để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, cứng cáp hơn.
4. Trị bong gân, đau xương khớp
Trong trường hợp bị bong gân hoặc đau xương khớp nhẹ, bạn có thể dùng lá ngải cứu để làm giảm đau cấp tốc.
Cách sử dụng: Rửa sạch lá ngải cứu sau đó bỏ thêm ít muối trắng, đổ nước nóng và chườm lá ngải cứu lên vùng da bị đau, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức.
Những trường hợp không được dùng lá ngải cứu
Bên cạnh những công dụng tốt, lá ngải cứu cũng gây ra những tác dụng phụ và không nên sử dụng với những trường hợp sau đây:
- Người mắc bệnh đường ruột: Lá ngải cứu giúp nhuận tràng, tiêu hóa tốt, chính vì vậy không được sử dụng khi bị mắc bệnh đường ruột kẻo bệnh nặng hơn.
- Phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu: Không nên ăn lá ngải cứu ở giai đoạn đầu để tránh bị sảy thai.
- Người bị viêm gan B: Trường hợp này cũng không nên ăn lá ngải cứu vì không tốt cho người bệnh, làm cản trở quá trình điều trị bệnh.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.