Vốn biết đi bộ có lợi cho sức khỏe, thậm chí còn giúp kéo dài tuổi thọ nhưng nếu mắc phải 3 sai lầm thì mọi công sức đều sẽ đổ sông đổ bể.
- Hàng chục con giòi làm tổ trong khí quản của bệnh nhân vì bị nhiễm trùng nặng
- 6 nhóm người đi khám bệnh trái tuyến vẫn được hưởng BHYT 100%: Lưu ý khi tra cứu thông tin thẻ mới nhất
Có lẽ chúng ta đều biết rằng rèn thói quen đi bộ mỗi ngày sẽ giúp tuổi thọ được cải thiện. Lý do là bởi đi bộ tác động tích cực tới sức khỏe con người. Khi chúng ta sống khỏe, tuổi thọ chắc chắn cũng tăng lên đáng kể.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng những người rèn thói quen đi bộ mỗi ngày có nguy cơ tử vong thấp hơn đáng kể so với người ít vận động. Đặc biệt, việc đi bộ đối với những người cao tuổi lại càng được đánh giá cao. Nếu người cao tuổi hình thành thói quen đi bộ sẽ tăng cường vận động, từ đó giảm tích tụ mỡ trong cơ thể, phát huy tác dụng giảm cân và kiểm soát cân nặng.
Về lâu dài, đi bộ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng các cảm xúc tích cực ở người cao tuổi. Vì thế, đối với người cao tuổi, đi bộ có tác động tích cực, cần được duy trì.
Nhìn chung, đi bộ là kiểu vận động nhẹ nhàng nhất mà ai cũng có thể áp dụng. Nếu có thể duy trì, cơ thể sẽ đạt hiệu quả vận động, giảm thiểu bệnh tật và từ đó kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, trên thực tế không ít người đang đi bộ sai cách, nhất là những người cao tuổi. Điều này khiến họ tốn công tốn sức nhưng không nhận được tác dụng gì cho sức khỏe, thậm chí còn dễ chấn thương.
Dưới đây chính là “3 không” mà các bác sĩ khuyên người 60 tuổi trở lên phải ghi nhớ kỹ.
1. Tránh sai tư thế
Khi đi bộ, người cao tuổi thường mắc 1 số sai lầm lợi bất cập hại. Đi bộ sai tư thế lâu ngày sẽ gây tổn thương cột sống, khớp gối, khớp hông, khớp cổ chân… khiến người cao tuổi khó duy trì được thói quen này.
Các tư thế đi sai điển hình như đi cúi người, ưỡn ngực, chân giơ quá cao… Những tư thế này dễ làm tăng áp lực lên đầu gối và ngón chân, dẫn đến tổn thương các khớp và nhiều triệu chứng khác.
Bạn chỉ nên giữ đầu, lưng thẳng với thân mình 1 cách tự nhiên khi đi bộ. Bên cạnh đó, việc duy trì nhịp hít - thở đều đặn cũng cần thiết để không hại sức khỏe.
2. Tránh quá sức
Nhiều người tin rằng đi bộ càng nhiều càng tốt, không cần biết sức khỏe của mình ra sao. Tuy nhiên đây chính là tư duy sai lầm vì hiện tượng này có thể gây ra tình trạng vận động quá sức, làm tăng áp lực lên đầu gối người già, về lâu dài có thể dẫn đến tổn thương khớp gối.
Thay vì cố gắng hết sức để đi được nhiều bước, hãy quan tâm tới sức khỏe của mình nhiều hơn. Nếu cơ thể khỏe mạnh và có thể đi bộ nhiều bước mà chưa thấy mệt, bạn có thể tiếp tục. Nếu có dấu hiệu đuối sức, mệt mỏi bạn cần dừng lại nghỉ ngơi.
Đối với người cao tuổi, việc đi bộ nhiều hay ít nên tùy theo khả năng của họ, không nên vì tâm lý so sánh với người khác mà bắt họ phải đi bộ quá tải.
Thời gian đi bộ của người cao tuổi nên khống chế ở khoảng 40 phút, tùy vào thể trạng từng người mà con số này có thể chênh lệch 1 chút miễn sao đảm bảo được 1 cơ thể khỏe mạnh.
3. Tránh tâm lý chủ quan
Nhiều người chủ quan khi đi bộ vì nghĩ đây là cách vận động đơn giản, không xảy ra chấn thương. Tuy nhiên, chính tâm lý chủ quan này khiến nhiều người rơi vào tình trạng lợi bất cập hại, nhất là người cao tuổi.
Chúng ta cần lưu ý nên đi bộ sau khi ăn khoảng 30 phút đồng thời đi bộ chậm trước sau đó đi nhanh dần lên. Nếu bạn đi bộ lúc vừa ăn no sẽ dễ đau bụng, khó tiêu, khi đói lại dễ mệt mỏi, quá sức.
Ngay cả địa điểm đi bộ chúng ta cũng cần chú ý để không xảy ra sai sót. Đừng chủ quan đi bộ ở những nơi có nền gạch trơn láng, dễ gây té ngã. Đối với người cao tuổi, té ngã càng là điều nên tránh vì xương rất khó liền.
Theo Toutiao