Giải đáp: Đứt dây chằng đầu gối để lâu có sao không?

Sức khỏe 22/03/2020 10:49

Đứt dây chằng đầu gối là một trong những chấn thương phổ biến thường gặp trong các hoạt động hàng ngày. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng.

Đứt dây chằng đầu gối là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai, đặc biệt đối với những người thường xuyên luyện tập thể thao. Việc bị chấn thương dây chằng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động hàng ngày. Nhiều người lo lắng không biết đứt dây chằng đầu gối để lâu có sao không? cách điều trị đứt dây chằng đầu gối như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên và hiểu rõ hơn về tình trạng chấn thương để có hướng điều trị kịp thời. 

Dut day chang dau goi
Đứt dây chằng đầu gối để lâu có sao không? - Ảnh minh họa: Internet 

Khớp gối có cấu tạo như thế nào?

Khớp gối là khớp yếu nhất của cơ thể gồm 3 khớp: khớp chè - đùi, khớp chày - đùi và khớp chày - chè. 

Khớp gối gồm có 4 dây chằng chính: Dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước, dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài. Vì khớp gối lỏng lẻo nên thường dễ bị chấn thương, đứt dây chằng chéo đầu gối là tổn thương thường hay gặp nhất.

Dut day chang dau goi 1
Cấu tạo của khớp gối - Ảnh minh họa: Internet

Khớp gối được cấu tạo bởi đầu trên xương chày và đầu dưới xương đùi.  Nhằm giảm bớt lực tải lên sụn khớp, hai mảnh sụn chêm trong và ngoài được gắn trên mâm chày. 

Bên cạnh đó, nhờ hệ thống dây chằng bao khớp giúp khớp gối được giữ vững. Khi đầu gối bị chấn thương, xương có thể sẽ bị gãy và các dây chằng đầu gối bị đứt hoặc giãn khiến cho gối bị lỏng.

Nguyên nhân bị đứt dây chằng đầu gối

Đứt dây chằng đầu gối xảy ra do các chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp. Chấn thương trực tiếp chiếm khoảng 30% do các va chạm trực tiếp vào vùng gối khi chơi các môn thể thao như bóng chuyền, đá bóng hay va chạm vùng đầu gối khi xảy ra tai nạn giao thông.

Dut day chang dau goi 2
Chơi thể thao là nguyên nhân bị đứt dây chằng đầu gối phổ biến nhất - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, chấn thương gián tiếp lại là nguyên nhân gây nên đứt dây chằng chéo đầu gối thường gặp nhất. Chấn thương này thường xảy ra khi bạn đang chạy thì dừng hoặc chuyển hướng một cách đột ngột trong khi bàn chân vẫn giữ nguyên.

Triệu chứng đứt dây chằng đầu gối là gì?

Dưới đây là một số dấu hiệu đứt dây chằng đầu gối thường gặp mà bạn cần biết để có thể sớm phát hiện chấn thương.

  • Lỏng gối: Đây chính là dấu hiệu nhận biết chung của rất nhiều người, bạn sẽ cảm thấy việc đi lại không còn chắc chắn nữa, cảm giác đi lại không vững hoặc yếu đi. Đặc biệt, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi cố gắng đứng bằng chân bị tổn thương hoặc dễ vấp ngã khi chạy và không thể điều khiển được sự di chuyển của chân theo ý muốn.
Dut day chang dau goi 3
Lỏng gối là dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng đầu gối thường gặp - Ảnh minh họa: Internet
  • Đau và sưng vùng gối: Nếu bạn nghe được tiếng “rắc” khi di chuyển thì đó chính là dấu hiệu đầu tiên nhận biết khi bị chấn thương. Bạn sẽ thấy đầu gối có tình trạng sưng và đau làm cho việc di chuyển rất khó khăn. Tình trạng này có thể sẽ hết sau một thời gian, tuy nhiên bạn sẽ không còn tham gia được các hoạt động thể thao hay có thể đi lại nhanh như trước nữa.
  • Teo cơ: Teo cơ cũng là một trong những cách nhận biết đứt dây chằng đầu gối. Tình trạng này sẽ khiến đùi bị teo và bắt đầu nhỏ lại, làm cho chân bị yếu dần và việc đi lại sẽ khó khăn hơn.

Đứt dây chằng đầu gối nguy hiểm như thế nào?

Khi bị đứt dây chằng đầu gối lâu ngày, người bệnh sẽ không thể thực hiện được các động tác phức tạp trong sinh hoạt hàng ngày cũng như các hoạt động thể dục thể thao...Bên cạnh đó, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên các tổn thương khác trong khớp gối như: rách sụn chêm, bề mặt sụn khớp bị bong tróc, giãn các dây chằng còn lại, thoái hóa khớp, cơ đùi bị teo…

Dut day chang dau goi 4
Đứt dây chằng đầu gối không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, khi tình trạng chấn thương kéo dài khớp gối sẽ mất vững làm cho mâm chày trượt ra trước so với lồi cầu xương đùi khiến cho sụn chêm kẹt giữa 2 xương bị rách. Sụn chêm sẽ ngày càng bị rách rộng thêm nếu tình trạng này cứ lặp đi lặp lại.

Chấn thương dây chằng chéo đầu gối làm cho khớp gối bị thay đổi động học khiến cho phân phối lực của lồi cầu xương đùi xuống mâm chày thay đổi dẫn đến sụn khớp bị tổn thương. Hậu quả là khớp gối sẽ bị thoái hóa.

Đứt dây chằng chéo đầu gối có cần phẫu thuật không?

Đối với các trường hợp chấn thương dây chằng chéo khớp gối ở mức độ vừa phải và không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc xương đầu gối thì có thể không cần can thiệp phẫu thuật. Bệnh nhân chỉ cần thường xuyên luyện tập vật lý trị liệu để giúp các khối cơ và gân phía sau hỗ trợ cho hệ thống dây chằng phục hồi nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu bị đứt dây chằng chéo có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và xuất hiện các biến chứng thoái hóa khớp thì có thể cân nhắc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. 

Dut day chang dau goi 5
Cần xem xét phẫu thuật nếu tình trạng đứt dây chằng chéo đầu gối trở nên nghiêm trọng - Ảnh minh họa: Internet

Như vậy, đứt dây chằng đầu gối là một trong những chấn thương phổ biến thường gặp, tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng việc sinh hoạt đời sống hàng ngày. Vì vậy, trong mọi trường hợp chấn thương dây chằng chéo bệnh nhân cần đến khám trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp nhằm phát hiện và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân và cách chữa ra mồ hôi tay chân hiệu quả

Tìm hiểu dấu hiệu cũng như cách chữa ra mồ hôi tay chân phù hợp để không ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của người bệnh, lấy lại sự tự tin trong giao tiếp.

TIN MỚI NHẤT