Bệnh lậu - một trong những bệnh xã hội phổ biến nhưng nhiều người chưa biết thông tin. Vậy bệnh lậu là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
- Nguyên nhân và cách chữa giãn dây chằng lưng hiệu quả
- Nhớ ngay cách chữa đau bao tử an toàn mà hiệu quả
Bệnh lậu - một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay. Đây là căn bệnh xã hội nên nhiều người còn e ngại trong tìm hiểu thông tin nên thường khi phát hiện thì bệnh đã ở mức độ nặng. Vậy bệnh lậu là bệnh gì, nguyên nhân và triệu chứng, cách điều trị như thế nào?
Bệnh lậu là bệnh gì?
Bệnh lậu là bệnh gì? Hiện tượng bệnh lậu là một căn bệnh xã hội khá phổ biến hiện nay, gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở trong niệu đạo của nam giới, âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng hoặc hậu môn.
Dấu hiệu bị bệnh lậu là gì?
Những biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới và nữ giới có nhiều điểm khác nhau:
Biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới
Ở nữ giới, các triệu chứng của bệnh lậu thường không rõ ràng nên rất khó phát hiện:
- Dịch âm đạo bất thường về màu và mùi, thường là dịch đổi màu trắng hoặc chuyển vàng, mùi khó chịu.
- Lỗ niệu đạo chuyển màu đỏ.
- Khi đi tiểu cảm thấy bị rát, buốt và cảm thấy nóng.
- Đau lưng, đau bụng, đau xung quanh vùng xương chậu, đau khi quan hệ tình dục.
- Một số trường hợp bị sốt do nhiễm trùng nặng.
- Cổ tử cung dễ bị phù nề, sưng tấy và chảy mủ.
Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới
Nam giới mắc bệnh lậu thường có biểu hiện rõ ràng:
- Dương vật bị chảy mủ do nhiễm trùng, mủ thường có màu xanh hoặc vàng.
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt.
- Mào tinh hoàn bị viêm, có cảm giác đau háng.
- Lỗ niệu đạo đau, sưng do viêm nhiễm.
- Sưng hoặc đau tinh hoàn.
- Xuất tinh ra máu.
Biểu hiện chung của bệnh lậu ở cả nam và nữ giới
Cả nam giới và nữ giới khi bị bệnh lậu, sẽ có những biểu hiện sau:
- Họng bị sưng, đau, viêm, có thể bị viêm amidan và mưng mủ.
- Khu vực hậu môn, trực tràng tiết dịch, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau khi đi đại tiện hoặc bị tiêu chảy.
- Mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe suy giảm.
Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lậu
Như thông tin ở trên, bệnh lậu là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra trực tiếp. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân mắc lậu là do nguyên nhân gián tiếp, bị lây truyền theo các con đường dưới đây.
Các con đường lây truyền của bệnh lậu
Bệnh lậu lây qua đường nào? Một số con đường dễ lây nhiễm nhất như sau:
Lây qua đường tình dục
Theo các số liệu thống kê của Cục y tế dự phòng, 90% các ca mắc bệnh lậu là do lây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn, không có biện pháp bảo vệ. Tất cả các hình thức quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ bằng miệng, quan hệ qua đường hậu môn đều có thể gây lây nhiễm lậu.
Đây là nguyên nhân chủ yếu và nan giải ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác. Đặc biệt là với tệ nạn mại dâm, quan hệ đồng tính, quan hệ bừa bãi,... thì nguy cơ lây nhiễm là khó tránh khỏi.
Lây từ mẹ sang con
Bệnh lậu có thể lây từ mẹ sang con nếu mẹ mắc bệnh lậu. Con sẽ dễ bị lây từ mẹ khi sinh thường, thai nhi qua ống sinh ra ngoài, tiếp xúc trực tiếp với vùng nhiễm bệnh và dẫn đến mắc bệnh.
Lây truyền qua đường máu
Vi khuẩn gây bệnh lậu có trong máu của người bệnh, trường hợp bạn tiếp xúc với máu của người bệnh tại nơi có vết thương hở hoặc nhận máu của người bệnh thì khả năng nhiễm bệnh rất cao. Trường hợp này thường xảy ra khi sử dụng chung bơm kim tiêm, tiếp xúc với người bị bệnh lậu bị thương, chảy máu mà không có bảo hộ.
Lây truyền gián tiếp
Nguyên nhân này thường chiếm tỷ lệ rất thấp gây bệnh lậu. Một số ít trường hợp vi khuẩn lây truyền thông qua các vật trung gian như: đồ sinh hoạt cá nhân, đồ dùng công cộng,.. Tuy nhiên, vi khuẩn lậu rất yếu khi ra môi trường ngoài nên khả năng này rất thấp.
Cách điều trị bệnh lậu ở nam giới và nữ giới
Hiện nay, cách điều trị bệnh lậu hiệu quả nhất là sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê liều lượng kháng sinh khác nhau cho bạn.
- Liều cấp tính: Là bệnh nhân chỉ cần điều trị một thời gian ngắn hạn bằng kháng sinh là khỏi.
- Liều mãn tính: Đối với những bệnh nhân đã bị ở mức độ nặng hoặc thời gian dài thì thường được tăng liều lượng và thời gian điều trị.
Tất cả các liệu pháp điều trị bệnh lậu phải được sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân không được tự ý chữa trị để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Trên đây là thông tin giải đáp bệnh lậu là bệnh gì, những triệu chứng, nguyên nhân và phương hướng điều trị mà bạn nên tìm hiểu để nắm được thông tin. Quan trọng đây là bệnh xã hội phổ biến và nguy hiểm nên cần tránh các tệ nạn để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.