Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên việc tiêm đầy đủ vắc-xin là rất cần thiết để phòng bệnh. Vậy với những F0 đã khỏi bệnh có cần phải tiêm mũi 3 vắc-xin phòng COVID-19
- Khi nào cần đi khám 'hậu COVID-19"?
- Top 6 thói quen xấu có thể gây ra tai nạn chết người trong nhà vệ sinh, thói quen thứ 4 dường như người hiện đại nào cũng có
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn 10722/BYT-DP về tiêm vắc-xin phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại thì mũi 3 vắc-xin COVID-19 được chỉ định tiêm cho đối tượng:
- Liều bổ sung: Người từ 18 tuổi trở lên, gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa, nặng (người cấy ghép tạng, ung thư, HIV...), người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin VeroCell/Sputnik V.
- Liều nhắc lại: Người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản/liều bổ sung, đảm bảo bao phủ toàn bộ người có bệnh nền, người từ 50 tuổi trở lên, người chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế...
Như vậy, theo hướng dẫn này, người đã mắc COVID-19 và đã khỏi bệnh không thuộc đối tượng không được phép tiêm mũi 3.
Hơn nữa, công văn hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ, người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế.
Do đó, F0 đã khỏi bệnh vẫn thuộc đối tượng được tiêm mũi 3 vắc-xin phòng COVID-19 và thời điểm F0 khỏi bệnh tiêm là ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly theo quy định hiện hành.
Sau khi tiêm mũi 3 người dân cũng cần lưu ý tương tự như khi tiêm mũi 1 và mũi 2 như:
+ Luôn phải có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ và đặc biệt trong 3 ngày đầu sau khi tiêm.
+ Không nên uống rượu, bia, chất kích thích ít nhất trong 3 ngày đầu tiên sau khi tiêm mũi 3.
+ Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên đo thân nhiệt: Nếu sốt dưới 38,5 độ C thì nới lỏng quần áo, chườm bằng khăn ấm, uống đủ nước và không để nhiệm lạnh, sau mỗi 30 phút cần phải đo lại nhiệt độ; Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên thì dùng thuốc hạ sốt, trong 02 tiếng mà không hạ sốt hoặc sốt lại thì cần báo cho nhân viên y tế.