Đau dưới lòng bàn chân là bệnh gì? Chữa trị ra sao?

Sức khỏe 18/10/2019 17:21

Đau dưới lòng bàn chân sẽ khiến bạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Vì thế, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị để chữa dứt điểm ngay hiện tượng này.

Theo các chuyên gia, bàn chân được xem là “bộ não thứ 2” của con người. Vì thế, khi đau dưới lòng bàn chân có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của bạn đang dần “xuống cấp” hoặc mắc một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Do đó, khi thấy hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần thì không nên chủ quan, hãy đi thăm khám để được bác sĩ chuẩn đoán chính xác.

Đau dưới lòng bàn chân là bệnh gì?

Đau dưới lòng bàn chân là bệnh thường gặp ở tuổi trung niên nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ, những người phải đi bộ nhiều, đứng lâu hoặc có thói quen đi chân đất, mang giày và miếng lót giày không thích hợp. Thỉnh thoảng tình trạng này còn gặp ở những người béo phì, tập thể dục quá mức, các vận động viên...

dau duoi long ban chan 1
Đau dưới lòng bàn chân gặp ở nhiều người và nhiều độ tuổi khác nhau

Bệnh lý này liên quan trực tiếp đến trực tiếp đến cân gan bàn chân. Đây là một dải gân cơ kéo dài từ xương gót đến các chỏm xương ở bàn chân, có tác dụng duy trì độ cong sinh lý của bàn chân, đồng thời giảm nhẹ trọng lực dồn xuống chân, để chân có thể di chuyển, chạy nhảy linh hoạt.

Khi gan bàn chân bị tổn thương, bạn sẽ cảm thấy đau dưới lòng bàn chân khi đi lại, đặc biệt là phần cạnh xương gót chân, kèm theo nóng gan bàn chân. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, đau dưới lòng bàn chân sẽ trở thành bệnh mãn tính, kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân đau dưới lòng bàn chân

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh đau dưới lòng bàn chân sẽ giúp bạn có được hướng điều trị thích hợp. Thông thường, căn bệnh này do một số nguyên nhân sau đây gây ra.

Đau dưới lòng bàn chân do trọng lượng cơ thể quá tải

Trọng lượng cơ thể vượt quá mức quá sức chịu đựng của hệ thống xương, đặc biệt là xương chân dễ dẫn đến hiện tượng đau lòng bàn chân. Điều này khiến cho bạn ngại di chuyển, trở nên u lì, thiếu vận động, càng làm cho cơ thể phát tướng. Cứ như vậy, nguyên một vòng tuần hoàn sẽ lặp lại nếu như bạn không tìm cách giảm cân.

Đi giày dép không phù hợp với chân

Đi giày dép quá chật cũng sẽ khiến đôi chân phát bệnh đau dưới lòng bàn chân. Việc thường xuyên đi giày cao gót cũng sẽ gia tăng nguy cơ bị các vấn đề về xương khớp, cân gan chân có thể do dây gân gót chân co rút và bị ngắn lại, trở nên bị viêm và đau nhức.

Chính vì vậy, bạn đừng quá o ép đôi chân, hãy đi giày dép phù hợp với kích cỡ của chân để bảo vệ được chân và lòng bàn chân, không trở ngại khi hoạt động. Tốt nhất, khi chọn giày bạn nên đo gót chân đến ngón dài nhất rồi cộng với 2cm. Chiều cao gót không được quá 5cm, chiều rộng gót 2cm, góc sườn (độ dốc) vừa phải, độ rộng thoải mái, để đôi chân được thả lỏng, đi đứng một cách thoải mái nhất.

Gan bàn chân quá đầy, phẳng

dau duoi long ban chan 2
Đau dưới lòng bàn chân có thể là do thừa cân nặng

Người có kiểu gan bàn chân quá đầy, phẳng thì sẽ phải tiếp xúc nhiều với mặt phẳng khiến cho vùng cân mạc bị thoái hóa, thiếu sự linh động, dẻo dai cũng sẽ bị đau dưới lòng bàn chân. Hoặc cấu tạo cung lòng bàn chân quá thấp hoặc quá cao cũng dễ bị viêm cân gan bàn chân, dẫn đến đau nhức và khó đi lại.

Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở chân cũng thường xuyên bị đau nhức dưới lòng bàn chân khiến cho tướng đi khập khiễng, ảnh hưởng đến công việc, hình thức, tinh thần.

Ngoài ra, bệnh còn do rất nhiều nguyên nhân khác gây ra. Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì khi thấy triệu chứng đau dưới lòng bàn chân bạn cũng nên sớm điều trị để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm như suy tĩnh mạch chi dưới, gai gót chân, thoái hóa cổ chân, ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa…

Đau dưới lòng bàn chân gần ngón chân cái

Đau dưới lòng bàn chân gần ngón chân cái người ta thường gọi là đau ụ ngón chân, theo cách gọi của thuật chuyên ngành là Metatarsalgia. Đau ụ ngón chân tương đối phổ biến và điều trị được nếu như xác định đúng nguyên nhân gây ra. Khi đau ụ ngón chân bạn sẽ có cảm giác đau nhói, tê và đau mỗi khi gập các ngón chân và giảm bớt khi thư giãn chân và khi tiếp tục các hoạt động bình thường.

dau duoi long ban chan 2
Đau dưới lòng bàn chân gần ngón chân dễ điều trị

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do bị viêm ụ ngón chân vì hoạt động thể dục cường độ cao, cấu trúc vòm bàn chân cao hoặc ngón chân thứ hai dài hơn ngón chân cái, chân chẻ ngón, gãy xương stress. Ngoài ra, nếu mắc một số bệnh lý như u xơ thần kinh Morton, khu vực giữa ngón chân thứ ba và thứ tư bị ảnh hưởng, sự dày lên của các mô xung quanh dây thần kinh đến các ngón chân... cũng sẽ gây ra hiện tượng đau dưới lòng bàn chân gần ngón chân cái.

Đau dưới lòng bàn chân khi mang thai

Bà bầu bị đau dưới lòng bàn chân do có rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể là do những tác động dưới đây:

+ Tăng cân quá nhanh, tăng nhiều trong thời gian mang thai, khiến cho xương chưa kịp thích nghi với sức nặng thay đổi trong thời gian ngắn. Hơn nữa, các hormone trong cơ thể mẹ bầu có thể thay đổi làm nới lỏng dây chằng để chuẩn bị cho thời gian lâm bồn cho nên cũng gây nên những cơn đau chân và đặc biệt là đau dưới lòng bàn chân.

+ Mẹ bầu thiếu Canxi trong thời gian mang thai do không ăn uống đủ chất, không bổ sung các viên canxi hợp lý.

+ Đau thần kinh tọa cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau dưới lòng bàn chân với những triệu chứng đi kèm như đau hông, mông, đau đùi dưới.

+ Khi mang thai mẹ bầu thường nằm nghiêng về bên trái, để giúp máu lưu thông tốt hơn xuống chân, điều này cũng gây nên tình trạng bị tê chân, chuột rút và đau dưới lòng bàn chân.

+ Ngoài ra, nếu mẹ bầu phải đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu, đi giày cao gót… cũng sẽ xảy ra hiện tượng đau lòng bàn chân khi mang thai.

Giờ thì các mẹ bầu đã giải thích được tại sao bị đau dưới lòng bàn chân rồi chứ. Để làm giảm hiện tượng này, các mẹ nên:

+ Nếu đau dây thần kinh tọa khiến lòng bàn chân bị đau thì mẹ bầu hãy nằm ngược lại hướng chân bị đau, các áp lực trên dây thần kinh bị giảm bớt.

dau duoi long ban chan 4
Mẹ bầu là đối tượng dễ bị đau dưới lòng bàn chân

+ Bổ sung đầy đủ canxi, sắt, magie và các vitamin khác để cung cấp cho thai nhi và cơ thể mẹ, để hạn chế được các triệu chứng đau lòng bàn chân, nhức mỏi tay chân xảy ra…

+ Trong quá trình mang thai, mẹ cần tránh mang vác vật nặng, với tay cao, làm việc quá sức, ngồi hay đứng mãi một tư thế để không bị mỏi, chuột rút và đau dưới lòng bàn chân.

+ Mỗi buổi tối mẹ bầu hãy tự massage lòng bàn chân để được thư giãn thoải mái. Đồng thời, hãy chọn cho mình những đôi giày đế mềm, giày vải, không nên đi giày cao gót vì dễ gây mất thăng bằng, trượt ngã.

+ Trong khi ngủ, mẹ hãy lấy một chiếc gối để kê lên chân, giúp máu lưu thông tốt hơn và cảm thấy thoải mái nhất.

+ Mẹ bầu cũng hãy tập các bài tập thể dục nhẹ như: bơi lội, đi bộ nhẹ, tập yoga… để làm giãn các cơ, tránh gây căng cơ, đau chân.

Cuối cùng, nếu đã làm hết các cách trên mà vẫn không hiệu quả, thì mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể về cách trị đau dưới lòng bàn chân, để nhanh chóng làm giảm các cơn đau.                   

           

Hậu quả nghiêm trọng vì đau chân không chịu đi khám

Bệnh nhân gặp chấn thương khi đá bóng khiến cổ chân trái bị đau và đi lại khó khăn suốt một năm.

TIN MỚI NHẤT