Một nghiên cứu cho thấy ngay cả khi không tập thể dục thường xuyên, bạn vẫn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống khi về già nếu bắt đầu tập thể dục đều đặn từ giữa tuổi 50.
- Người cao và người thấp, ai sống thọ hơn?
- Sức khỏe tuổi già không phụ thuộc vào tập thể thao, 3 nguyên tắc trường thọ này mới là quan trọng nhất
Theo tạp chí y khoa PLOS Medicine ngày 3/5 (giờ địa phương), một nhóm nghiên cứu từ Đại học Sydney ở Úc mới đây công bố rằng họ thu được những kết quả này dựa trên việc ghi lại hoạt động thể chất của khoảng 10.000 người trong 15 năm và đánh giá điểm số sức khỏe thể chất cũng như tinh thần thông qua một cuộc khảo sát.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài 15 năm trên 11.336 phụ nữ từ 47 đến 52 tuổi vào năm 1996. Hoạt động thể chất được đo ba năm một lần với cuộc khảo sát gồm 36 câu hỏi liên quan đến sức khỏe và tinh thần. Tiếp theo, điểm tổng hợp sức khỏe thể chất (PCS) và điểm tổng hợp sức khỏe tâm thần (MCS) được đánh giá.
Những người tham gia nghiên cứu được chia thành nhóm tuân thủ nhất quán hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về "150 phút hoạt động thể chất mỗi tuần" (A), một nhóm bắt đầu tuân theo hướng dẫn sau 55 tuổi (B), và một nhóm không tuân theo hướng dẫn (C).
Kết quả phân tích so sánh PCS và MCS cho thấy PCS trung bình của nhóm A và B lần lượt là 46,93 và 46,96. Con số này cao hơn nhóm C tới 3 điểm. Điều này được cho là có ý nghĩa ngay cả sau khi tính đến các yếu tố kinh tế xã hội và tình trạng sức khỏe hiện có của người tham gia. Tuy nhiên, không có mối quan hệ đáng kể giữa PCS và MCS.
Nhóm nghiên cứu cho biết: “Điều này cho thấy rằng việc duy trì một mức độ hoạt động thể chất nhất định từ giữa những năm 50 có thể mang lại lợi ích sức khỏe về mặt chức năng thể chất trong cuộc sống sau này. Ngay từ tuổi 55, bạn nên tăng mức độ hoạt động thể chất theo các hướng dẫn của WHO".