Chuyên gia tâm lý chỉ ra 7 sai lầm lớn nhất của cha mẹ, cứ nghĩ đó là yêu thương nhưng lại khiến con bị ám ảnh nặng nề

Sức khỏe 30/07/2020 07:30

Những hành động tưởng chừng nhỏ nhặt này lại ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển tâm lý và tình cảm của trẻ nhỏ.

Thế giới hiện đại ngày nay càng lúc càng có nhiều vấn đề khiến người lớn và cả trẻ nhỏ cảm thấy căng thẳng. Những áp lực về tiền bạc, sự thành công khiến bố mẹ tạo ra những áp lực tương tự với trẻ nhỏ về thành tích học tập, trí thông minh hay những cuộc chạy đua về năng khiếu. 

Có những hành động bố mẹ nghĩ rằng đó là cách mà mình yêu thương con nhưng thực tế lại là những điều khiến con cảm thấy bị tổn thương nặng nề về mặt tâm lý. Nhiều hành động trong số đó còn khiến con mất khả năng đương đầu với khó khăn. 

Tiến sĩ tâm lý học Tracy Hutchinson, Mỹ đã chỉ ra 7 hành vi cha mẹ cần tránh:

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 7 sai lầm lớn nhất của cha mẹ, cứ nghĩ đó là yêu thương nhưng lại khiến con bị ám ảnh nặng nề - Ảnh 1

Tiến sĩ Tâm lý học Tracy Hutchinson.

1. Không tôn trọng cảm xúc của con

Trẻ em cần biết rằng việc thể hiện và nói về cảm xúc của mình là điều lành mạnh. Khi bố mẹ nói với con những điều như không nên buồn về điều đó, hay đó không phải là vấn đề lớn thì con sẽ hiểu rằng cảm xúc không quan trọng và tốt hơn hết là nên kìm nén chúng. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của con, lâu dần con sẽ không biết giãi bày cảm xúc và cảm thấy áp lực vì điều đó.

2. Luôn giúp con tránh khỏi thất bại

Thất bại là một phần quan trọng của thành công. Khi đứa trẻ được bao bọc quá nhiều, không biết đến khó khăn thì chúng sẽ không bao giờ biết kiên trì vượt qua thất bại trong cuộc sống sau này. 

Bố mẹ cần phải để con được tự mình nếm trải những lần vấp ngã và học cách tự đứng dậy, nếu không con sẽ trở thành một em bé mãi mãi không lớn dù có ở độ tuổi bao nhiêu đi chăng nữa.

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 7 sai lầm lớn nhất của cha mẹ, cứ nghĩ đó là yêu thương nhưng lại khiến con bị ám ảnh nặng nề - Ảnh 2

Trẻ nhỏ cần được học cách tự đứng lên sau vấp ngã. (Ảnh minh họa)

3. Giám sát con quá mức cần thiết

Trẻ nhỏ cũng cần sự riêng tư và không gian tự do giống như người lớn. Mặc dù con chưa có nhiều kinh nghiệm sống và dễ mắc phải sai lầm, nhưng đó là một phần cần thiết trong hành trình khôn lớn của con. Hãy cứ để con chơi một mình trong tầm kiểm soát của bố mẹ, nhưng đừng liên tục giám sát và nhắc nhở con quá nhiều. Điều này chỉ gây ra tâm lý khó chịu và sợ hãi cho trẻ mà thôi.

4. Yêu cầu sự hoàn hảo từ con

Là điều rất bình thường khi bố mẹ muốn con đạt được những mục tiêu lớn và trở thành người giỏi nhất trong mọi việc. Nhưng đó không phải là cách giúp một đứa trẻ thành công vượt trội. Đặt mục tiêu quá cao có thể dẫn đến các vấn đề về lòng tự trọng và sự tự tin sau này trong cuộc sống của con.

Hãy luôn ủng hộ để con tiến bộ từng ngày chứ đừng thúc ép con làm những điều quá sức. Kể cả khi con không thành công, những thất bại mà con gặp phải vẫn dạy chúng những bài học cuộc sống quý giá và cách để thành công trong lần tiếp theo.

5. Luôn cố gắng để con cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống

Có rất nhiều điều có thể khiến con cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi nó liên quan đến việc làm một điều mới: Thử thức ăn mới, kết bạn mới, chơi một môn thể thao mới hoặc chuyển nhà và phải đến trường mới. Nếu bố mẹ luôn cố gắng để con cảm thấy thoải mái dù trong những tình huống như trên, sẽ vô tình làm con mất đi khả năng vượt cảm xúc tiêu cực. Con sẽ bị lệ thuộc vào bố mẹ và không biết cách để thoát khỏi những điều khó chịu bằng chính bản thân mình.

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 7 sai lầm lớn nhất của cha mẹ, cứ nghĩ đó là yêu thương nhưng lại khiến con bị ám ảnh nặng nề - Ảnh 3

6. Không đặt ranh giới cho con

Trẻ được quyền quyết định nhiều việc trong cuộc sống nhưng các con cần hiểu rằng bố mẹ luôn là bố mẹ và chúng cần phải nghe lời. Nếu như, con luôn làm mọi thứ không theo quy tắc và phá vỡ mọi ranh giới trong gia đình, nghĩa là con hoàn toàn có thể làm điều tương tự ngoài xã hội.

Bởi vậy, việc nuôi dưỡng một đứa trẻ biết cách tôn trọng ranh giới và quy tắc là điều quan trọng cho sự phát triển cá tính cộng đồng của con sau này.

7. Không dạy con cách tự chăm sóc bản thân mình

Dù có điều kiện đến đâu, bố mẹ cũng không thể ở bên con mọi lúc mọi nơi để lo lắng và che chở. Điều dễ dàng và hữu ích hơn là dạy con biết tự chăm sóc bản thân mình. Khi học được kỹ năng này, con cũng đồng thời học được cách tự lập và kỹ năng xử lý những vấn đề cá nhân.

Hóc chôm chôm, bé 12 tháng tuổi suýt mất mạng: Cha mẹ phải làm gì khi trẻ hóc dị vật?

Trong lúc ăn chôm chôm, bé 12 tháng tuổi vô tình bị hóc nghẹn, da tím tái do nghẹn thở, chân tay lạnh, rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

TIN MỚI NHẤT