Mồ hôi tay chân là một bệnh lý gây ra nhiều phiền phức và khó chịu. Dưới đây là tổng hợp những cách trị mồ hôi tay chân hiệu quả.
- Bài thuốc lá mơ lông chữa bệnh dạ dày hay và hiệu quả
- Lá trầu không chữa bệnh phụ khoa: Mẹo hay chị em nên biết
Mồ hôi tay chân là một bệnh lý khiến cho người bệnh cực kỳ khó chịu, đặc biệt là vào mùa hè. Nỗi khổ không của riêng ai là khi bị bệnh này, tay chân lúc nào cũng trong trạng thái ướt sũng, nhớp nháp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trị mồ hôi tay tại nhà cực kỳ hiệu quả trong bài viết dưới đây!
Ra mồ hôi tay chân là một bệnh lý xuất hiện ở tất cả mọi độ tuổi từ người lớn cho đến trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, dù không quá nguy hiểm nhưng khiến cho người bệnh cực kỳ mất tự tin, bất tiện trong sinh hoạt. Chính vì thế, tình trạng này cần được chữa trị sớm ngày nào hay ngày đó. Hãy thử áp dụng một trong số những cách trị mồ hôi tay chân dưới đây xem có thực sự hiệu quả không nhé.
Cách trị mồ hôi tay chân bằng muối
Trị mồ hôi tay chân bằng muối là một mẹo dân gian có từ lâu đời. Cách thức thực hiện cực kỳ đơn giản. Bạn có thể ngâm trực tiếp tay và chân với nước muối, hoặc có thể rang muối và bỏ vào một chiếc khăn sạch rồi chườm tay chân hoặc hơ trực tiếp lên phần muối đã rang đang còn nóng. Kiên trì thực hiện liên tục đều đặn trong 1 đến 2 tuần xem có chuyển biến tích cực hay không.
Cách trị mồ hôi tay chân bằng lá lốt
Lá lốt có tính ấm, vị nồng cay, tác dụng tán hàn, hạ khí, là một bài thuốc chữa bệnh mồ hôi tay chân hiệu quả. Có rất nhiều cách thức chữa trị bệnh lý này bằng lá lốt.
Cách làm như sau:
- Nhổ cây lá lốt cả rễ, cắt bỏ phần ngọn, xắt khúc dài bằng 2 đốt tay rồi rang vàng hạ thổ. Mỗi ngày, cho một nắm rễ cây lá lốt đã rang vàng hạ thổ vào bình nước để hãm và uống như uống nước chè. Liên tục thực hiện như thế trong vòng 7 ngày, sau đó dừng 5 ngày rồi uống thêm một đợt nữa để điều trị dứt điểm căn bệnh này.
- Nếu không uống được nước lá lốt như thế, bạn có thể chế biến lá lốt thành món ăn để ăn mỗi ngày. Về lâu về dài, bệnh lý này cũng sẽ được khắc phục phần nào.
Cách chữa ra mồ hôi tay chân bằng trà đen
Tất cả các loại trà đều có tác dụng hút ẩm và trà đen cũng không ngoại lệ. Trong loại trà này có chứa một hàm lượng axit tannic hỗ trợ ngăn chặn sự hoạt động quá mức của tuyến mồ hôi.
Cách làm như sau: Bạn làm nóng các túi trà đen bằng cách rang trên bếp rồi bỏ vào tay khi đang còn nóng. Hoặc có thể ngâm tay với nước trà đen cũng được. Đều đặn thực hiện mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy tay chân ít đổ mồ hôi hẳn đi.
Cách trị mồ hôi tay chân bằng giấm táo
Như chúng ta đã biết, giấm táo có khả năng cân bằng độ PH. Nhờ đó, nó có thể điều chỉnh lượng mồ hôi tiết ra từ bàn tay và chân. Loại phù hợp nhất để chữa trị bệnh lý này là giấm táo hữu cơ, nguyên chất, có vị chua hơn bình thường. Mỗi ngày, bạn nên lau tay bằng khăn đã giặt bằng giấm táo 2 lần. Cũng có thể ngâm tay với giấm táo và nước ấm pha theo tỉ lệ 1:1.
Trị mồ hôi tay chân bằng lá chè xanh
Có thể nói rằng chè xanh là một trong những loại lá đa chức năng nhất. Bên cạnh tác dụng chống lão hóa, sát khuẩn, nó còn có công dụng hỗ trợ chữa trị bệnh đổ mồ hôi tay chân. Bạn có thể ngâm tay với nước lá chè xanh nguyên chất, vừa ức chế được hoạt động của tuyến mồ hôi, làn da của bạn lại mịn màng trắng trẻo và chống lại sự tác động của dấu hiệu lão hóa.
Trị mồ hôi tay chân bằng nước cốt chanh tươi
Chanh tươi chứa một hàm lượng axit cực kỳ nhiều giúp kháng khuẩn, làm sạch da, khống chế hoạt động của tuyến mồ hôi và bã nhờn. Chính vì thế, sử dụng nước cốt chanh pha cùng rượu trắng, thoa nhẹ nhàng vào tay, đều đặn thực hiện mỗi ngày, hiện tượng đổ mồ hôi tay chân sẽ dần dần được cải thiện.
Để chữa trị mồ hôi tay chân tận gốc, việc đầu tiên bạn cần thực hiện đó là tìm ra nguyên nhân sâu xa. Nếu thực hiện các mẹo dân gian trên mà không thấy có dấu hiệu chuyển biến thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để có phác đồ điều trị hiệu quả bởi nguyên nhân có thể là do tuyến mồ hôi.
Trên đây là một số cách trị mồ hôi tay chân nổi tiếng trong dân gian. Hãy thử áp dụng xem có hiệu quả không. Tác dụng của các phương pháp trên còn phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bệnh lý và cơ địa của từng người.