Số lượng người mắc bệnh đau dạ dày ngày nay đã tăng lên rất nhiều. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cách chữa bệnh đau dạ dày từ những thực phẩm thường ngày.
- Lá trầu không chữa bệnh phụ khoa: Mẹo hay chị em nên biết
- Bệnh ù tai có nguy hiểm không? Cách chữa bệnh ù tai hiệu quả
Hiện nay, đau dạ dày là căn bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Bệnh có nhiều triệu chứng như khó tiêu, ợ chua, chướng bụng, đầy hơi, chán ăn, nôn mửa,… Việc chữa đau dạ dày ngày nay cũng đã hiệu quả hơn nhờ các tiến bộ của y học. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả chữa trị thì bạn cần biết khi bị đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau cũng như cách chữa bệnh đau dạ dày đơn giản mà an toàn. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.
Thực phẩm tốt cho dạ dày
Khi bị đau dạ dày, chúng ta nên sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, cũng như các loại thực phẩm giúp chữa lành các vết loét và giảm tiết axit trong dạ dày. Có thể kể đến các loại thực phẩm như:
Chuối
Chuối là loại quả rất thân thiện đối với dạ dày của chúng ta nhờ khả năng trung hòa được hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dạ dày đồng thời làm giảm nguy cơ viêm tấy hay sưng phồng đường ruột. Thành phần Kali có trong chuối giúp giảm huyết áp, khống chế lượng Natri. Đặc biệt, chất Pectin trong quả chuối là dạng chất xơ hòa tan rất có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa.
Táo
Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa làm giảm các triệu chứng tiêu chảy. Giống như chuối, lớp ngoài vỏ táo có chứa Pectin thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết được thuận lợi, hạn chế táo bón.
Canh, súp
Những người bị đau hoặc viêm loét dạ dày hãy thường xuyên ăn các loại canh, súp. Vì đây là các loại thức ăn đã được nấu chín, không gây ra áp lực lên hệ tiêu hóa của người bị đau dạ dày.
Lá nguyệt quế
Bên cạnh công dụng điều trị các chứng đau nửa đầu hay căng thẳng và lo lắng, lá nguyệt quế còn có khả năng giải độc và cải thiện hệ tiêu hóa.
Đau dạ dày uống gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm hỗ trợ chữa đau dạ dày thì chúng ta cũng nên sử dụng các loại nước uống để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Trà thảo dược
Các loại trà thảo dược sẽ giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các chứng đầy bụng, khó chịu. Các loại trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong dạ dày.
Nước dừa
Nước dừa được xếp thứ 2 trong nhóm các chất lỏng tinh khiết chỉ đứng sau nước tinh khiết. Trong thành phần nước dừa có chứa nhiều hoạt chất điện phân như Ca, Mg,... và các chất khoáng có tác dụng tốt cho cơ thể, giúp giảm thiểu các vấn đề về đường tiết niệu cũng như hỗ trợ tiêu diệt các khuẩn đường ruột có hại.
Gừng
Từ lâu, gừng được xem là loại dược phẩm giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Sử dụng gừng cũng là một trong các cách đơn giản nhất giúp điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.
Sữa chua
Sữa chua có chứa rất nhiều Probiotic giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong đường ruột và cải thiện các chức năng tiêu hóa hiệu quả.
Sử dụng tinh bột nghệ và mật ong
Đây là phương pháp quen thuộc với nhiều người, giúp làm giảm viêm dạ dày, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc, làm lành vết loét dạ dày nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo 2 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng nghệ dưới đây.
Cách 1: Pha 2 thìa tinh bột nghệ với 100ml nước ấm (khoảng 40 độ C), rồi cho thêm 1 thìa mật ong rừng nguyên chất, khuấy đều hỗn hợp để uống. Mỗi ngày uống 3 lần trước khi ăn khoảng 30 phút.
Cách 2: Bạn trộn 120g tinh bột nghệ với 60g mật ong nguyên chất để tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn. Sau đó, vo thành các viên hoàn nhỏ khoảng 5g mỗi viên rồi cho vào lọ thủy tinh sạch, bảo quản trong ngăn mát để sử dụng hàng ngày. Trường hợp bệnh nhẹ thì dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên trong 5 – 10 ngày liên tục. Trường hợp nặng thì cũng dùng 3 viên, 3 lần mỗi ngày, trong 40 ngày.
Đau dạ dày kiêng gì?
Bên cạnh việc điều trị đau dạ dày, bạn cũng nên chú ý các điều sau để quá trình chữa trị có hiệu quả.
- Không sử dụng các loại nước uống có gas, cà phê, bia rượu và sữa trong thời gian điều trị. Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa sử dụng các loại gia vị cay nóng, các thực phẩm dầu mỡ, thức ăn được chế biến sẵn, gây khó tiêu như thịt nguội, xúc xích, chả lụa…
- Không nên ăn quá no, nên chia nhỏ các bữa ăn và không để quá đói rồi mới ăn. Khi ăn thì nấu chín, ăn chậm, nhai kỹ, nên ăn cơm có canh, hạn chế các thức ăn khô để giảm áp lực cho dạ dày. Không ăn các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, ưu tiên các thực phẩm luộc, hấp.
- Sau khi ăn không nên lao động hoặc chạy nhảy, tránh nằm ngay sau khi ăn để ngăn thức ăn trào ngược.
Đau dạ dày là một căn bệnh thường gặp, nếu không có cách chữa trị phù hợp thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy bạn cần trang bị cho mình những thông tin cần thiết về cách chữa bệnh đau dạ dày, biết được người viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì.