Thấy sức khỏe suy yếu, thường xuyên đau bụng, cân nặng giảm nên cô Lí ở Trung Quốc vô cùng lo lắng định chi hơn 600 triệu để ra nước ngoài khám nhưng kết quả cuối cùng lại vô cùng bất ngờ.
- Ai cũng mắc phải ít nhất một trong các dấu hiệu sau nhưng không ngờ nó lại cho thấy sức khỏe đang gặp vấn đề
- Cẩn thận với 6 dấu hiệu cảnh báo bạn đã tiêu thụ quá nhiều đường so với nhu cầu cơ thể
Cô Lí, 40 tuổi là giám đốc điều hành của một công ty ở Hàng Châu (Trung Quốc) thường xuyên phải chịu rất nhiều áp lực công việc và hay bị căng thẳng. Có một thời gian, cô Lí còn bị sụt cân không ít, tinh thần suy kiệt, sức khỏe cũng ngày càng tồi tệ hơn khi cứ ăn vào lại nôn và đôi khi còn bị đau bụng.
Cô Lí nghe nhiều người nói rằng bị ung thư dạ dày cũng có thể có những triệu chứng như vậy nên rất lo sợ. Sau khi tới bệnh viện kiểm tra, bác sĩ kết luận cô Lí bị viêm dạ dày bình thường, chỉ cần uống thuốc và chú ý ăn.
Tuy nhiên sau khi về nhà tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tình trạng của cô Lí vẫn không thuyên giảm. Vì vậy, cô quyết định tới bệnh viện khác để khám nhưng kết quả vẫn tương tự. Cuối cùng cô dự định chi hơn 600 triệu để sang nước ngoài khám sàng lọc ung thư dạ dày,
Trước khi đi, cô Lí vẫn nghe theo người quen tới khám ở phòng khám của bác sĩ Zhang Yonghua, giám đốc bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc.
Ngay khi cô Lí bước vào phòng, bác sĩ Zhang đã phát hiện cô Lí đang trong trạng thái khá căng thẳng, trán nhăn, hành động, lời nói đều rất nhanh, liên tục phải ra ngoài nghe điện thoại xử lý công việc, thái độ gắt gỏng.
Sau khi nghe cô Lí trình bày về bệnh tình, bác sĩ Zhang nghi ngờ chất lượng giấc ngủ của cô Lí chính là nguyên nhân. Hóa ra suốt 7,8 năm qua, cô Lí chưa đêm nào ngủ ngon giấc vì công việc quá tải. Hiểu được vấn đề của bệnh nhân, bác sĩ Zhang nhận định rất có thể việc căng thẳng, lo lắng kéo dài khiến giấc ngủ của cô Lí không đảm bảo, từ đó gây nên những khó chịu về dạ dày.
Sau 2 tuần điều trị theo phương pháp của bác sĩ Zhang, cô Lí quả nhiên thấy dạ dày dễ chịu hơn, tinh thần cũng thoải mái, cô không cần phải ra nước ngoài khám.
Bác sĩ Zhang lý giải về trường hợp của cô Lí là do rối loạn giấc ngủ mãn tính trong một thời gian dài gây nên. Nếu một người phải mất đến nửa tiếng mới có thể ngủ, đêm hay tỉnh giấc tới hơn 2 lần, ngủ ít hơn 6 tiếng, tỉnh dậy bị chóng mặt, đánh trống ngực, dễ cáu kỉnh và điều này diễn ra hơn 3 lần trong tuần thì đó chính là bệnh rối loạn giấc ngủ.
Những ảnh hưởng sức khỏe khi bị thiếu ngủ thường xuyên
Một giấc ngủ ngon rất quan trọng với sức khỏe về cả thể chất và tinh thần. Vì nhiều nguyên nhân mà một số người có thể bị mất ngủ. Những người thường xuyên thiếu ngủ nên cẩn thận với một số căn bệnh sau.
Đau tim và đột quỵ
Trong lúc ngủ, các bộ phận cơ thể được sửa chữa và độc tố cũng được thải ra ngoài để tránh bệnh tật. Do vậy, những người giấc ngủ kém có nguy cơ mắc huyết áp cao, đau tim và đột quỵ.
Suy giảm trí nhớ
Khi cơ thể được ngủ đủ giấc và đảm bảo, bộ não sẽ được làm mới và "tái sinh". Nhưng khi bạn thiếu ngủ, bộ não sẽ mệt mỏi, hoạt động trì trệ dẫn đến suy giảm trí nhớ, để lâu sẽ mất trí nhớ hoàn toàn.
Bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu, một giấc ngủ không chất lượng làm tăng cảm giác thèm ăn thực phẩm có đường và đồ ăn vặt trong ngày. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao tăng cao gây ra bệnh tiểu đường.
Loãng xương
Ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày có thể làm giảm mật độ xương, khiến xương yếu và giòn. Các thành phần khoảng chất của xương cũng giảm, gây ra đau khớp và dễ gãy xương.
Ung thư
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngủ không đủ giấc cũng gây bệnh ung thư vú và nhiều loại ung thư khác. Các gốc tự do gây tổn hại các tế bào và gây ung thư không được loại khỏi cơ thể do thiếu ngủ. Ngoài ra, các độc tố tích tụ trong cơ thể cũng góp phần gây các bệnh nghiêm trọng.
Lo âu và trầm cảm
Ngủ không đủ giấc là nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng và trầm cảm. Hormone Cortisol tiết ra nhiều khi thiếu ngủ gây căng thẳng, lo âu có thể dẫn đến trầm cảm.
Tăng cân
Ít ngủ dẫn đến sự thèm ăn thực phẩm không lành mạnh và bạn có xu hướng ăn chúng thường xuyên vào ban đêm nên dễ tăng cân. Mức độ cholesterol cao làm tăng nguy cơ nhiều bệnh tật.