Là cơ quan sinh sản của phụ nữ, những biểu hiện bất thường sau đây chứng tỏ tử cung đang rất yếu.
- Đột quỵ tăng cao vào mùa Đông: Hai loại thực phẩm chẳng khác thuốc quý, ngăn ngừa suy tim, mạch máu ổn định
- ‘2 thần dược + 3 phương pháp’ dưỡng gan khỏe mạnh: Thực hiện đều đặn bệnh tình tránh xa
Theo Báo Sức khỏe và đời sống, ung thư tử cung thường do virus Papilloma (HPV) gây ra. Hoặc do biến thể của những căn bệnh phụ khoa khác như: u nang tử cung, u xơ tử cung… Khi mắc bệnh này, phụ nữ không thể mang thai dẫn đến vô sinh. Bệnh quá nặng có thể dẫn tới tử vong, các thế bào ung thư lây lan và hủy hoại các cơ quan khác.
Các yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng đến bệnh như: nạo phá thai nhiều lần; sẩy thai; quan hệ tình dục không an toàn; quan hệ tình dục quá sớm; sinh sản nhiều…
Trong tất cả các bệnh lý về phụ khoa của phụ nữ thì các bệnh ở tử cung thường gây hậu quả nặng nề nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản cũng như sức khỏe của người bệnh. Dù là lành tính hay ác tính, đang ở giai đoạn nào của bệnh thì cần phải được chữa trị, kiên trì và lạc quan mới mau chóng đẩy lùi bệnh tật.
2 hiện tượng báo hiệu ung thư cổ tử cung
Dịch âm đạo tiết ra bất thường
Dịch tiết âm đạo là một trong những căn cứ để bác sĩ đưa ra chẩn đoán tổng quan về tình hình sức khỏe của phụ nữ. Nếu dịch âm đạo dính trên quần lót có màu vàng, nổi bọt, mùi hôi đặc trưng, âm đạo bị đau rát,… chứng tỏ cơ thể đã mắc bệnh phụ khoa.
Nếu dịch âm đạo có cặn như đậu phụ, màu như nước vo gạo thì nguy cơ nhiễm virus HPV rất cao. Cổ tử cung lúc này đã có dấu hiệu bị tổn thương, nếu không điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến bệnh ung thư.
Kinh nguyệt đến sớm bất thường
Thường thì chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài 28 ngày. Có người sớm hơn, có người muộn hơn. Trong trường hợp kinh nguyệt đến quá sớm chẳng hạn như 2 tuần đã xuất hiện trở lại thì đó là dấu hiệu bất thường.
Kinh nguyệt đến sớm cộng với số lượng kinh nguyệt ít, tần suất chảy máu thưa thớt thì có thể đó không phải là máu kinh. Đó có thể là máu chảy từ âm đạo do cổ tử cung bị tổn thương.
Nếu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường kèm theo máu chảy nhỏ giọt ở quần lót thì đó cũng không phải máu của kỳ kinh. Ở cả 2 trường hợp này hãy đi xét nghiệm HPV sớm nhất để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
Còn nếu mỗi kỳ kinh nguyệt chị em đều có những dấu hiệu này thì có thể an tâm là tử cung vẫn khỏe mạnh: chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, lượng kinh nguyệt 30 – 50ml, màu máu kinh nguyệt đỏ sẫm, thời gian hành kinh 3-7 ngày.
‘3 ít’ để kinh nguyệt luôn khỏe mạnh
Kiêng món ăn nhiều dầu mỡ cay mặn
Nhiều người nhận thấy rằng thức ăn cay làm khó chịu dạ dày của họ, khiến họ bị tiêu chảy, đau dạ dày và thậm chí là buồn nôn. Nếu dạ dày khó dung nạp thức ăn cay hoặc nếu không quen ăn, tốt nhất nên tránh chúng trong kỳ kinh nguyệt. Nên tránh cả đồ ăn quá mặn vì lượng muối dư thừa sẽ gây giữ nước. Do đó có thể gây đầy hơi. Để giảm đầy hơi, đừng thêm muối vào thức ăn và tránh thức ăn đã qua chế biến kỹ có chứa nhiều natri.
Nên tránh xa các loại thực phẩm giàu chất béo như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và uống nhiều nước có gas vì chúng ảnh hưởng lớn đến nội tiết tố, có thể gây ra đau bụng kinh và gây viêm. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên tránh những thực phẩm này trong kỳ kinh nguyệt.
Hạn chế ăn thịt đỏ
Thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê… chứa nhiều prostaglandin. Trong thời gian hành kinh, cơ thể sản sinh ra chất prostaglandin giúp tử cung co bóp và từ đó dẫn đến kinh nguyệt. Tuy nhiên, mức độ cao của prostaglandin dẫn đến chuột rút. Do đó, nên tránh ăn thịt đỏ vì chúng có nhiều chất prostaglandin.
Giảm lượng đường
Có thể ăn đường ở mức vừa phải, nhưng ăn quá nhiều có thể khiến năng lượng tăng vọt, dẫn đến suy sụp. Điều này có thể khiến tâm trạng xấu đi. Nếu có xu hướng cảm thấy thất thường, chán nản hoặc lo lắng trong kỳ kinh nguyệt, việc theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể có thể giúp điều chỉnh tâm trạng.
Một số loại thực phẩm tuyệt vời để ăn trong kỳ kinh nguyệt, trong khi những loại khác có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn. Các loại thực phẩm bạn chọn để ăn hoặc tránh phần lớn sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể và sự nhạy cảm với thực phẩm.