Thời tiết càng thay đổi dẫn đến sức khoẻ bị ảnh hưởng, hệ miễn dịch cũng bị tác động.
- Mùa xuân sắp qua đi nhưng nhiều người vẫn bị tình trạng dễ mất sức do thời tiết, 7 'siêu thực phẩm' sau sẽ giúp tăng cường sức khoẻ và bổ sung năng lượng cần thiết
- Tình trạng da bị khô gây ngứa có thể xuất phát từ "điều này" - Nguyên nhân và giải pháp?
Thời điểm chuyển giao mùa đang đến gần, thời tiết cũng bắt đầu dần thay đổi, chúng ta cần phải đặc biệt chú ý việc tăng cường miễn dịch. Do nhiệt độ môi trường hàng ngày chênh lệch lớn khiến khả năng miễn dịch giảm.
Một số dấu hiệu suy yếu khả năng miễn dịch
Viêm nhiễm ở khắp mọi nơi trên cơ thể: Khi hệ miễn dịch ở mức thấp, nhiều loại vi khuẩn và vi-rút rất dễ xâm nhập, có thể dẫn đến các bệnh viêm nhiễm. Các bệnh điển hình có thể kể đến như viêm miệng herpes gây ra nhiều mụn nước kích thước 2-3 mm xung quanh môi, kim lưỡi (viêm miệng) gây viêm nhỏ trong miệng, viêm mô tế bào khiến vùng da quanh ngón chân trở nên đỏ và đau khi ấn vào và viêm âm đạo do sự gia tăng của vi khuẩn có hại trong âm đạo.
Khó chịu ở dạ dày: Thỉnh thoảng, vi khuẩn hoặc vi-rút xâm nhập vào cơ thể thông qua các hành động như thở bằng miệng. Khi khả năng miễn dịch mạnh thì không vấn đề gì, nhưng khi hệ miễn dịch ở mức thấp, khả năng loại bỏ vi khuẩn và vi-rút bị giảm đi, có thể dẫn đến các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy. Nếu có quá nhiều vi khuẩn có hại trong đường ruột cũng có nguy cơ gây viêm nhiễm bên trong. Nếu bạn bị đau bụng và tiêu chảy ngay cả khi không thay đổi chế độ ăn uống, hãy nghi ngờ rằng hệ miễn dịch của bạn đang bị suy yếu.
Herpes zoster: Herpes zoster là một căn bệnh trong đó vi-rút thủy đậu, vốn đã ẩn sâu trong cơ thể khi còn nhỏ, được kích hoạt trở lại khi khả năng miễn dịch bị suy giảm, gây phát ban, phồng rộp và đau cơ. Phát ban trên da xuất hiện thành từng mảng dải thì hãy nghi ngờ cơ thể mắc bệnh. Nếu hiện tượng khởi phát sớm, nổi mề đay hoặc mụn nước đỏ thì có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Vì vậy hãy điều trị sớm bằng thuốc kháng vi-rút hoặc các loại thuốc khác trong vòng 72 giờ để bệnh nhanh khỏi.
Cảm lạnh: Khi khả năng miễn dịch thấp thường xuất hiện các bệnh liên quan đến vi-rút cảm lạnh. Ngay cả khi bạn đang luôn đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với ai đó, thì vẫn có thể bị mắc các triệu chứng cảm cúm thông thường như sốt nhẹ, sổ mũi và ho dẫn đến khả năng miễn dịch bị hạ thấp. Nếu hệ miễn dịch bị suy yếu nhiều, các triệu chứng có thể kéo dài hơn 4 ngày và có thể bị sốt cao.
Làm thế nào để tăng cường khả năng miễn dịch?
Giảm căng thẳng: Khi bạn bị căng thẳng, việc tiết ra một loại hormone gọi là cortisol được kích thích. Khi cortisol được tiết ra quá mức, phản ứng miễn dịch ban đầu và hoạt động của bạch cầu sẽ bị ức chế. Vì vậy, hãy tránh những tình huống hay việc làm gây căng thẳng càng nhiều càng tốt. Nếu không thể tránh, hãy cố gắng tìm cách để giảm mức độ căng thẳng như hít thở sâu, tập yoga, nghe nhạc,...
Ngủ đủ giấc 7-8 tiếng: Khi bạn ngủ ngon, việc tiết cortisol sẽ giảm xuống. Điều này làm tăng khả năng tấn công của tế bào T trong bạch cầu để loại bỏ những tế bào bị nhiễm vi-rút.
Mang theo áo khoác mỏng: Khi đi ra ngoài, nên mang theo áo khoác mỏng để đề phòng nhiệt độ thay đổi đột ngột. Khi nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, hoạt động của tế bào miễn dịch sẽ bị giảm và chức năng co bóp của niêm mạc đường hô hấp cũng sẽ giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Ăn các loại thực phẩm tăng cường miễn dịch: Cung cấp cho cơ thể các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe là một cách đơn giản và tốt nhất để tăng cường miễn dịch. tỏi và hành tây là những loại thực phẩm giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Các thành phần như allicin, selen và allyl disulfide trong tỏi có đặc tính chống viêm và chống ung thư. Hành tây cũng rất giàu thành phần trên giúp loại bỏ độc tố gây ung thư có tên gọi allyl propyl disulfide. Hành tây cũng chứa quercetin giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào. Đặc biệt, ăn không cần gọt vỏ sẽ càng tốt vì trong vỏ hành tây có nhiều chất béo.