Khô da có thể gây ngứa, nhưng vẫn còn một số bệnh khác gây ngứa mà chúng ta không biết.
- Loại củ này không chỉ dùng để nấu canh để làm ngọt nước, mà còn có công dụng như một loại detox thải độc rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là đối với những người ăn kiêng
- 5 thói quen xấu "giảm tuổi thọ" xương khớp rất nhanh, rất nhiều người làm việc ở văn phòng mắc phải: Muốn khỏe dai thì chấn chỉnh càng sớm càng tốt
Nguyên dân dẫn đến hiện tượng ngứa thường là do da khô. Nhiều người phàn nàn về tình trạng ngứa liên tục trong giai đoạn chuyển giao mùa và khô hanh. Tuy nhiên, nguyên nhân không chỉ đơn giản là do da khô mà có thể là do một triệu chứng của bệnh nào đó hoặc do béo phì. Nếu tình trạng ngứa vẫn còn tiếp diễn ngay cả khi đã bôi kem dưỡng ẩm da thì cần lưu ý có thể bạn đang mắc các bệnh sau.
Các tế bào mast (mastocyte) bị kích thích, gây ra triệu chứng ngứa
Khi tăng cân, các tế bào mast sẽ bị kích thích và dẫn đến cảm giác ngứa ngáy. Giáo sư Kim Young-ho thuộc Khoa Da liễu tại Bệnh viện St. Mary ở Seoul, Hàn Quốc cho biết: "Có rất nhiều chất cytokine được gọi là adipokine trong tế bào mỡ của những người béo phì. Chất này kích thích tế bào mast và gây phát ban, ngứa ngáy khó chịu."
Mặc dù nguyên nhân chính xác về việc tế bào mast gây ngứa là không chắc chắn, nhưng có nhiều tài liệu cho rằng bệnh phát ban, nổi mề đay mãn tính ở người béo phì sẽ gây nên triệu chứng ngứa. Ngoài ra những người này cũng có thể cảm thấy ngứa nhiều hơn vào ban đêm so với ban ngày. Giáo sư Kim Young-ho cho biết thêm: “Hormone có tác dụng chống viêm tiết ra vào ban đêm sẽ ít hơn ban ngày. Lý do là vì ban đêm chúng ta hoạt động ít hơn ban ngày nên sẽ cảm thấy ngứa ngáy nhiều hơn."
Hấp thụ quá nhiều thực phẩm chứa histamin có thể gây ngứa, nổi mề đay
Cơ địa mỗi người sẽ khác nhau nên sẽ có những người ăn được món này, nhưng cũng sẽ có người không ăn được món đó. Chính vì vậy, một lý do khác dẫn đến cảm giác ngứa ngáy là do ăn phải một số loại thực phẩm có thể gây ngứa. Trong thực phẩm có chứa một hợp chất được gọi là ‘histamin’. Histamin là một hợp chất bao gồm một axit amin gọi là histidine đã bị thay đổi, nó có trong tế bào mast và có liên quan đến các hiện tượng dị ứng hoặc viêm.
Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều histamin có thể gây nổi mề đay, ngứa ngáy, nhức đầu, khó thở. Hiện tượng này được gọi là 'không thể nạp thêm histamin', tức là khi histamin được hấp thụ quá mức sẽ di chuyển khắp cơ thể và gây ra các phản ứng như dị ứng, nổi mề đay. Các thực phẩm chứa hàm lượng histamine cao là xúc xích, cá ngừ, cá thu, cá thu đao, thịt lợn, phô mai, trà xanh.
Thói quen dưỡng ẩm cho da rất quan trọng
Nếu cơ địa thuộc dạng dễ bị nổi mẩn ngứa, cần nên chú ý đến chế độ sinh hoạt của mình. Giáo sư Kim Young-ho nói: “Quan trọng hơn hết là phải thường xuyên tập thể dục để tránh tình trạng ngứa do béo phì”. Ngoài ra, hiện tượng ngứa rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, vì vậy bạn nên đắp chăn mỏng để tránh nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột khi ngủ. Hạn chế hoặc tránh mặc quần áo bằng len vì nó có thể gây kích ứng da. Khi da nổi mần gây ngứa, nên tránh gãi mạnh hoặc gãi liên tục da theo thói quen. Thoa kem dưỡng ẩm cũng có thể giúp giảm ngứa, nhưng tốt hơn hết nên sử dụng kem dưỡng da có chứa tinh dầu bạc hà làm mát da hoặc hỏi ý kiến bác sĩ da liễu để lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho từng loại da.
Có thể nghi ngờ bất kỳ bệnh nào
Nếu hiện tượng ngứa vẫn còn tiếp diễn ngay cả khi đã thoa kem dưỡng ẩm da và xuất hiện những vết ngứa kì lạ trên toàn thân, không phải trên các vùng cụ thể như cánh tay và chân, thì cần nghi ngờ một số bệnh sau:
Thiếu máu: Nếu cơ thể thiếu chất sắt, hiện tượng ngứa sẽ xuất hiện. Điều này là do sắt là một thành phần của dây thần kinh khiến cơ thể chúng ta cảm thấy ngứa ngáy. Nếu thiếu sắt, các dây thần kinh dễ nhạy cảm và phản ứng với cả các kích thích nhỏ, dẫn đến gây ngứa. Nó thường đi kèm với các triệu chứng như chóng mặt hoặc da xanh xao.
Bệnh tiểu đường: Nếu mắc bệnh tiểu đường, các dây thần kinh sẽ bị tổn thương và không hoạt động bình thường, dần trở nên hoạt động quá mức. Do đó, cơ thể sẽ dễ cảm thấy ngứa ngáy hơn.
Bệnh thận: Khi chức năng thận suy giảm, các chất cặn bã sẽ bị tích tụ trong cơ thể. Các chất độc hại này nếu tồn đọng nhiều và lâu trong cơ thể sẽ gây kích ứng da và gây ngứa. Nó thường đi kèm với các triệu chứng hôn mê hoặc phù chân.
Cường tuyến giáp trạng (Bệnh cường giáp): Nếu bạn mắc bệnh cường giáp, lưu lượng máu đến da tăng và nhiệt độ bề mặt da tăng lên, dẫn đến tình trạng cả những kích ứng nhỏ nhất của da cũng cảm thấy ngứa. Ngoài ra, các triệu chứng như nhịp tim tăng nhanh cũng rõ ràng.