Các bạn gái độ tuổi dậy thì có nguy cơ mắc phải căn bệnh u nang buồng trứng mà bản thân không hề hay biết. Tìm hiểu xem căn bệnh này nguy hiểm như thế nào để tìm ra phương pháp điều trị kịp thời.
- Để ý mới thấy loạt sao châu Á có rất nhiều người bị hói đầu, vậy chúng ta phải làm gì để thoát khỏi tình trạng này?
- Sáng đánh răng hay bị chảy máu có thể là do những nguyên nhân này
Bệnh u nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng có thể hiểu đơn giản là khi các bạn gái bước vào độ tuổi dậy thì, những bao nang có chứa dịch được hình thành và phát triển bên trong hoặc trên bề mặt buồng trứng. Kích thước u nang có thể từ vài mm đến vài cm, những u này nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh nở, vô sinh, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
Độ tuổi dễ mắc bệnh u nang buồng trứng
Nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng bắt đầu từ độ tuổi dậy thì kéo dài đến độ tuổi sinh sản. Căn bệnh âm thầm diễn ra trong thời gian dài khiến chúng ta không hề biết hoặc tình cờ biết khi siêu âm hay khám bệnh tổng quát. Chính vì thế, các bạn gái trong giai đoạn dậy thì không nên chủ quan đối với căn bệnh này nhé.
Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh u nang buồng trứng, như thể vàng phát triển quá mức, vỡ mạch máu ở nang trứng, sự bất thường của nội tiết, nguồn dinh dưỡng không đảm bảo, yếu tố di truyền trong gia đình.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
U nang buồn trứng âm thầm diễn ra nên đôi khi lầm tưởng nhưng dấu hiệu của căn bệnh là triệu chứng bình thường và nghĩ rằng cơ thể đang bị "hành" trong giai đoạn chu kì kinh nguyệt diễn ra. Thế nên, các bạn gái phải nắm rõ những dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh dưới đây nhé.
- Hiện tượng kinh nguyệt không đều, chu kì thất thường, lượng máu kinh lúc nhiều lúc ít. Có khi vài tháng mới xuất hiện kinh nguyệt và hiện tượng rong kinh.
- Cảm giác chướng bụng, đầy hơi, hay đau nhói trong bụng khi đi ngoài, chạm vào thấy khối u ở vùng bụng dưới.
- Đau ở vùng thắt lưng và lan tỏa đến đùi.
- Đau hoặc ra huyết bất thường trong chu kì kinh nguyệt.
- Đi tiểu khó, táo bón do u nang phát triển chèn ép bàng quang và các cơ quan khác
- Cảm giác buồn nôn và nôn.
- Sốt cao, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
Biến chứng của bệnh u nang buồng trứng
Đây là chứng bệnh khá phổ biến ở nữ giới, phần lớn khoảng 90% là u nang lành tính và có thể tự khỏi sau vài tháng. Tuy nhiên, vẫn có những u nang không tự khỏi mà ngược lại còn phát triển mạnh mẽ hơn thành đa nang, u nang bị xoắn, nang bọc noãn và nang hoàng thể… gây những biến chứng nặng nề cho sức khỏe, nhất là vấn đề sinh sản của các bạn nữ.
Các biện pháp phòng ngừa
- Nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống bằng việc ăn những thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều vitamin A, C, hydrocacbon, cellulose có trong trái cây tươi, rau củ… Bên cạnh đó, duy trì việc uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều chất béo, chất kích thích ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe của bạn.
- Giữ cho tinh thần và tâm hồn thoải mái bằng việc tham gia các bài tập thể dục nhẹ nhàng, cân đối cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Các bạn nữ nên tránh lo âu, suy nghĩ nhiều trong học tập, công việc để giảm bớt tình trạng căng thẳng quá mức.
- Chú ý một số loại thuốc có chứa thành phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng. Chính vì thế, bạn nên đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc trực tiếp hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ mà thuốc gây ra cho cơ thể.
- Chú trọng việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng một lần để theo dõi và phát hiện những dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể, liên quan đến bệnh u nang buồng trứng. Có như vậy thì mới ngăn ngừa hiệu quả và chữa trị kịp thời để tránh những hậu quả xấu về sau.