Nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc thất tình, đau khổ trong tình yêu khi nói về hội chứng “trái tim tan vỡ” nhưng nó có thể xảy ra với bất kỳ ai gặp căng thẳng tinh thần, thể chất, đặc biệt sau Covid-19.
- 3 thói quen xấu là "thủ phạm" khiến mỡ máu tăng cao: Số 2 cực quen với dân văn phòng
- Những lý do sau đây sẽ cho bạn biết tại sao càng ăn đến sát vỏ kiwi sẽ càng hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn
Khi Covid-19 bớt căng thẳng ở nhiều nơi trên thế giới, người dân lại phải hứng chịu các hệ quả do dịch bệnh này đem lại. Các bác sĩ tim mạch nhận thấy một trong số đó là "hội chứng trái tim tan vỡ" gia tăng. Hội chứng này ảnh hưởng nhiều hơn tới phái nữ, liên quan tới tim, có khả năng gây tử vong.
Mary Kay Abramson, 63 tuổi, ở Brookeville, Maryland từng nhiễm Covid-19 cho biết: “Trái tim tôi đập thình thịch như rơi ra ngoài lồng ngực. Có cảm giác như máu không thể đi qua tim đủ nhanh. Bác sĩ tim mạch từng hỏi tôi có bị căng thẳng nhiều không vì động mạch có vẻ không ổn. Thú thực, tôi đã trải qua ba tháng giãn cách tại nhà, không thể ra ngoài làm gì. Vì vậy, tôi đã rất căng thẳng".
Các bác sĩ cho biết đây là một trường hợp kinh điển của bệnh cơ tim Takotsubo hay còn gọi là “hội chứng trái tim tan vỡ”. Dạng bệnh tim hiếm gặp nhưng nguy hiểm được kích hoạt bởi tình trạng căng thẳng về tinh thần hoặc thể chất khi một “đợt lũ” đột ngột của các hormone khiến tim hoạt động kém hiệu quả hơn.
Bệnh được một chuyên gia Nhật Bản phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990 với 5 người mắc. Đến năm 1998, Mỹ phát hiện ca bệnh đầu tiên. Từ đó, số người bị hội chứng trái tim tan vỡ không ngừng tăng lên.
Tiến sĩ Noel Bairey Merz, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Barbra Streisand tại Cedars-Sinai, cho biết các trường hợp mắc hội chứng trái tim tan vỡ đã tăng gấp 10 lần ở phụ nữ trung niên và lớn tuổi, nhiều hơn nhóm phụ nữ và nam giới trẻ trong thập kỷ qua.
Nhà tuyển dụng công nghệ 38 tuổi Jenna Pilja ở Huntington Beach, California nghĩ rằng bản thân đã chuẩn bị tinh thần để sinh đứa con đầu lòng trong đại dịch Covid-19 nhưng đã bất ngờ phải mổ lấy thai khẩn cấp vì có khả năng bị đau tim trong quá trình sinh thường.
Cô chia sẻ: "Khi nghe nói con trai có thể không ổn, điều đó khiến tôi căng thẳng. Mặc dù được dùng thuốc giảm đau, tôi vẫn có thể cảm nhận được một số triệu chứng chóng mặt, đau đầu tồi tệ nhất mà tôi từng gặp trong đời".
Bác sĩ đã chẩn đoán chẩn đoán điều này có thể xảy ra do hội chứng trái tim tan vỡ. Cô vẫn đang điều trị và được kỳ vọng sẽ bình phục hoàn toàn.
Mối liên hệ giữa não và tim là trọng tâm nghiên cứu của Tiến sĩ Bairey Merz tại Viện Tim Cedars-Sinai Smidt. Bà cho rằng trái tim là cơ quan quan trọng nhất, nó là bộ não và bộ não kiểm soát mọi thứ.
Zearlisha Kinchelow, 35 tuổi, một bà mẹ đơn thân và là sinh viên điều dưỡng ở thành phố Kansas, Missouri được chẩn đoán mắc hội chứng trái tim tan vỡ.
Cô chia sẻ: "Bạn nghe mọi người nói: 'Ồ, cô ấy đang tan nát cõi lòng' vì đã chia tay... và họ có thể gặp điều đó thật. Bác sĩ nói rằng cơ thể tôi đang duy trì ở mức 10% chức năng tim”.
Chức năng tim của cô đã trở lại bình thường sau khi điều trị và nhờ thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục.
Trong khi nhiều trái tim đã hồi phục, tiến sĩ Bairey Merz cho biết 1/5 người từng mắc hội chứng này sẽ hứng chịu cơn đau khác trong vòng 10 năm.
Bệnh nhân Pilja rút ra một điều từ quá trình điều trị và hồi phục của mình: "Chăm sóc bản thân chắc chắn không chỉ là chăm sóc cơ thể của bạn. Đó là giữ một trạng thái tinh thần khỏe mạnh, sức khỏe tổng thể và đảm bảo bạn tham gia các hoạt động giúp thư giãn, thể hiện cảm xúc theo cách tích cực".
Đồng thời, nhiều bằng chứng khoa học cho thấy những việc làm này chính là chìa khóa để có một trái tim khỏe.