Một thiếu niên 18 tuổi ở Thâm Quyến (Trung Quốc) được đưa đến bệnh viện với tình trạng chóng mặt, đau đầu và nôn mửa, được xác nhận là bị đột quỵ. Bác sĩ phụ trách chẩn đoán cho biết, nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây sưng não và thậm chí chết não.
- Sau nụ hôn vướng víu, chàng trai dọa chia tay vì nghĩ rằng bạn gái lén đi bấm khuyên lưỡi nhưng nguyên nhân thực sự lại đau lòng hơn nhiều
- Dầu dừa: "Siêu thực phẩm" hay là "thực phẩm tồi tệ", "chất độc"?
Theo truyền thông ở Đại lục (Trung Quốc), một thiếu niên 18 tuổi họ Chen có tiền sử bệnh thận, vì thường xuyên thức khuya và uống rượu đã dẫn đến huyết khối tĩnh mạch. Bác sĩ đã loại bỏ huyết khối của bệnh nhân, tình trạng của bệnh nhân được cải thiện ngay sau khi phẫu thuật. Nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ của bệnh nhân là do mắc bệnh về hệ miễn dịch và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Bác sĩ He Xiongjun, Phó Khoa Thần kinh tại Bệnh viện Đại học Y khoa phía Nam Thâm Quyến, người phụ trách chẩn đoán cho bệnh nhân, cho biết người này bị đau đầu dữ dội và hơi choáng váng khi nhập viện.
Nếu huyết khối không được loại bỏ kịp thời, có 5-6% sẽ bị đe dọa tính mạng, sưng não và thậm chí là một vùng não lớn bị chết và có nguy cơ thoát vị não (biến chứng của áp lực nội sọ).
Ông Xiongjun cũng chỉ ra rằng đột quỵ có xu hướng ngày càng trẻ hóa, thậm chí có những bệnh nhân bị đột quỵ khi mới chỉ khoảng 10 tuổi. Nhiều người trẻ có áp lực công việc cao, nhưng không chú ý đến tình trạng thể chất của họ lại thường xuyên thức khuya, dẫn đến các vấn đề như huyết áp cao, đột quỵ.
Nguyên nhân gây đột quỵ
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý.
2.1. Các yếu tố không thể thay đổi
- Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
- Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
2.2. Các yếu tố bệnh lý
- Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
- Đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, mỡ máu.
- Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
- Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
- Lối sống không lành mạnh: Thức khuya, ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu.
Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ
Tiến sĩ Sheng Bin, thành viên của Hiệp hội Khoa học Não bộ Hồng Kông, cho biết cứ 4-5 lần đột quỵ thì có 1 cơn đột quỵ nhỏ, hay còn được gọi là "cơn thiếu máu não thoáng qua" trong y học. Các triệu chứng chính bao gồm:
- Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
- Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
- Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
- Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
- Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ.
- Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn
Các triệu chứng đột quỵ nhỏ của bệnh nhân sẽ kéo dài trong vòng 24 giờ và sớm biến mất trong vòng 1 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Vì các triệu chứng kéo dài trong một thời gian ngắn, bệnh nhân có thể sẽ không để ý đến.
Trên lâm sàng, sau cơn đột quỵ nhẹ, bệnh nhân sẽ trải qua cơn đột quỵ nặng trong vòng một tháng sau đó, tuy nhiên có 5% bệnh nhân sẽ gặp tình trạng đột quỵ nặng trong vòng 48 giờ sau.