Sáng nào cũng tỉnh dậy vào đúng khung giờ này chứng tỏ có 2 cơ quan nội tạng bị "tắc nghẽn", coi chừng tuổi thọ ngắn

Sống khỏe 05/06/2024 08:07

Bạn có thường xuyên tỉnh giấc vào lúc 3h-4h sáng rồi không thể đi ngủ trở lại hay không? Nếu có bạn hãy cẩn trọng cơ thể đang bị "tắc nghẽn" ở 2 nơi vị trí sau đây.

Trong xã hội hiện đại, áp lực cuộc sống ngày càng gia tăng đã khiến nhiều người phải đối mặt với các vấn đề về giấc ngủ. Trong số đó, có rất nhiều người gặp tình trạng chỉ ngủ được đến 3h-4h sáng là tỉnh giấc.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, giấc ngủ được coi là biểu hiện của sự cân bằng âm dương và sự lưu thông thuận lợi của khí huyết. Khi rối loạn giấc ngủ xảy ra, điều đó cho thấy có vài vị trí bị "tắc nghẽn" bên trong cơ thể cho nên khiến khí và máu không lưu thông thuận lợi.

Sáng nào cũng tỉnh dậy vào đúng khung giờ này chứng tỏ có 2 cơ quan nội tạng bị 'tắc nghẽn', coi chừng tuổi thọ ngắn - Ảnh 1
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, giấc ngủ được coi là biểu hiện của sự cân bằng âm dương và sự lưu thông thuận lợi của khí huyết.

Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Yuan Quangxiong (Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Trung ương Tương Đàm, Trung Quốc).

Sáng nào cũng tỉnh dậy vào đúng khung giờ này chứng tỏ có 2 cơ quan nội tạng bị "tắc nghẽn"

1. Gan "tắc nghẽn"

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, gan chịu trách nhiệm điều hòa khí huyết. Gan khí kém sẽ ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của con người, gây trầm cảm và khó chịu, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ. Sáng sớm là thời điểm quan trọng để gan giải độc và phục hồi, nếu chức năng gan bị tắc nghẽn, sau khi thức dậy có thể khó ngủ lại.

Cách giải tỏa tình trạng "tắc nghẽn" gan:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ăn ít đồ cay, nhiều dầu mỡ và tăng cường thực phẩm giàu vitamin như rau lá xanh, trái cây… có thể giúp gan giải độc.

- Quản lý cảm xúc: Thiền, yoga hoặc tập thở sâu để giảm căng thẳng và thay đổi tâm trạng, đồng thời thúc đẩy quá trình thanh lọc gan.

- Tập thể dục phù hợp: Tập thể dục nhịp điệu vừa phải, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ... có thể giúp làm giảm khí gan.

Sáng nào cũng tỉnh dậy vào đúng khung giờ này chứng tỏ có 2 cơ quan nội tạng bị 'tắc nghẽn', coi chừng tuổi thọ ngắn - Ảnh 2
Gan khí kém sẽ ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của con người, gây trầm cảm và khó chịu, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2. Trái tim bị "tắc nghẽn"

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng trái tim là "tướng quân", có thể chi phối tinh thần và cảm xúc của con người. Trái tim chính là "nhà máy điện" cung cấp máu và năng lượng mỗi phút để duy trì sự sống cho con người.

Nếu chức năng tim không ổn định, bạn dễ thức dậy một cách tự nhiên và khó ngủ lại. Nhất là lúc rạng sáng (3h-4h).

Cách giảm bớt sự "tắc nghẽn" của tim:

- Điều chỉnh lịch trình làm việc và nghỉ ngơi: Đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và thiết lập thời gian làm việc, nghỉ ngơi cân bằng.

- Điều chỉnh tâm lý: Duy trì thái độ lạc quan, tránh suy nghĩ và lo lắng quá mức, thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc...

- Chăm sóc chế độ ăn uống: Ăn ít đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, ăn nhiều thực phẩm giúp tĩnh tâm như hạt sen, quả kỷ tử...

Ngoài việc duy trì sức khỏe của gan và tim, thay đổi lối sống cũng rất quan trọng để cải thiện chất lượng giấc ngủ

1. Thay đổi môi trường ngủ

Hãy đi ngủ trong những căn phòng được lưu thông không khí tốt, nhiệt độ dễ chịu, không bị ô nhiễm tiếng ồn và ánh sáng... Như vậy sẽ tạo môi trường thuận lợi cho giấc ngủ.

2. Tránh ăn tối quá no

Bữa tối cần tránh ăn những bữa ăn quá giàu đạm, nhiều chất béo, đồng thời giảm lượng caffeine và rượu để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ về đêm.

Sáng nào cũng tỉnh dậy vào đúng khung giờ này chứng tỏ có 2 cơ quan nội tạng bị 'tắc nghẽn', coi chừng tuổi thọ ngắn - Ảnh 3
Hãy đi ngủ trong những căn phòng được lưu thông không khí tốt, nhiệt độ dễ chịu, không bị ô nhiễm tiếng ồn và ánh sáng...

3. Thư giãn cơ thể và tinh thần

Trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân trong nước nóng để giúp cơ thể thư giãn, đồng thời có thể thực hiện một số bài tập giãn cơ nhẹ để giảm cứng cơ thể và thúc đẩy tuần hoàn máu.

Cụ bà 106 tuổi nhưng mạch máu trẻ như 60, da mặt sáng khỏe hồng hào: Bí quyết sống thọ không phải là đi bộ nhiều mà nằm ở "3 từ"

Nếu như nhiều người cao tuổi khác gặp khó khăn khi di chuyển, hay đầu óc không còn minh mẫn thì bà Lâm vẫn có thể bước đi một cách nhanh nhẹn, bà được đánh giá là rất sáng suốt, tinh tường...

TIN MỚI NHẤT