Rau ngót rất giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và còn có công dụng chữa bệnh nếu được dùng đúng cách. Tuy nhiên, khi ăn rau ngót bạn cần tránh những điều này để không rước họa vào thân.
Rau ngót có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể trong mùa hè rất tốt. Bạn có thể tận dụng dinh dưỡng từ rau ngót bằng cách nấu canh hoặc ép lấy nước uống đều rất cơ lợi cho sức khỏe.
Hỗ trợ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong rau ngót khiến loại rau này luôn được xem là món ăn không thể thiếu cho những ai mắc phải bệnh táo bón lâu ngày. Chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tốt cho đường ruột.
Ổn định huyết áp
Trong rau ngót có hợp chất papaverin- một chất có tác dụng chống co thắt cơ trơn, giúp giãn mạch và cải thiện được triệu chứng cao huyết áp. Trong trường hợp người bệnh có các vấn đề về nghẽn mạch, tắc mạch hoặc bị xơ vữa động mạch thì có thể dùng rau ngót để hỗ trợ trong điều trị bệnh đặc biệt là người bị tai biến mạch máu não.
Giúp giảm cân
Trong rau ngót chứa nhiều chất xơ, hàm lượng calo, gluxit và lipit đều thấp. Chính do vậy mà loại rau này rất phù hợp với những người đang trong chế độ ăn kiêng để dữ gìn vóc dáng khỏe mạnh.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz, đường huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Trong rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường. Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo. Do đó, rất thích hợp để hỗ trợ người bệnh điều trị đái tháo đường đạt kết quả tốt hơn.
Làm đẹp da
Rau ngót rất giàu vitamin đặc biệt là Vitamin A,B,C… Điều này sẽ giúp ức chế sự hình thành của các sắc tố trên da và có tác dụng ngăn chặn nám hiệu quả. Uống nước ép từ rau ngót hàng ngày có thể giúp trị nám hiệu quả, giúp da luôn sáng mịn và căng bóng.
Những người đại kỵ với rau ngót
Mặc dù rau ngót rất tốt, nhưng ăn nhiều rau ngót sẽ không tốt cho sức khỏe và cũng có những tác dụng phụ gây hại cho một số đối tượng sau:
Người bị thiếu canxi, còi xương
Trong rau ngót có chứa chất glucocorticoid có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Do đó, những đối tượng bị coi xương, thiếu canxi không nên ăn rau ngót nhiều. Tốt nhất mỗi tuần chỉ ăn một lần để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tránh tác dụng phụ đáng tiếc.
Phụ nữ mang thai
Trong rau ngót lại có chứa chất Papaverin, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau và hạ huyết áp. Phụ nữ mang thai nếu tiêu thụ một lượng rau ngót tươi hơn 30mg có thể làm co thắt tử cung và rất dễ dẫn đến sảy thai.
Do đó, đối với những phụ nữ đang mang thai được cảnh báo là khá nguy hiểm nếu ăn quá nhiều rau ngót. Đặc biệt là với những người có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, hay là thụ tinh trong ống nghiệm.
Người mất ngủ, kém ăn
Một nghiên cứu tại Đài Loan với những người uống nước ép rau ngót từ 1 tuần đến 7 tháng với lượng dùng 150g/ lần đã có hiện tượng kém ăn, khó thở, mất ngủ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng những người có tiền sử bệnh mất ngủ, không nên ăn rau ngót để tránh tình trạng bệnh nặng nề thêm.