Ăn uống không chỉ nạp năng lượng cho cơ thể mà còn có thể gây ra bệnh. Nếu biết trào ngược dạ dày không nên ăn gì càng sớm sẽ càng cải thiện sức khỏe nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.
- 3 kiểu nuôi con dễ làm thương tổn dạ dày trẻ, kiểu thứ ba là làm hại trẻ nhất
- Cách làm món dạ dày heo om nước dừa giòn dai, thơm ngon khó cưỡng
Về lâu về dài, nếu không cải thiện kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu thực quản, viêm loét dạ dày… Nắm được trào ngược dạ dày không nên ăn gì sẽ giúp nhanh khỏi bệnh.
Trào ngược dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit, dịch vị trong dạ dày bị trào ngược trở lại đường thực quản (ống nối giữa dạ dày với miệng). Sự trào ngược này khiến enzyme tiêu hóa trong dạ dày có thể gây viêm hoặc ăn mòn lớp niêm mạc thực quản. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào, kể cả người lớn và trẻ nhỏ với các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đắng miệng, đau họng, tức ngực...
Trào ngược dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit, dịch vị trong dạ dày bị trào ngược trở lại đường thực quản (ống nối giữa dạ dày với miệng). Sự trào ngược này khiến enzyme tiêu hóa trong dạ dày có thể gây viêm hoặc ăn mòn lớp niêm mạc thực quản.
1. Các loại trào ngược dạ dày và mức độ nguy hiểm
- Trào ngược dạ dày mức độ nhẹ
Chán ăn, mệt mỏi kèm theo các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng vào ban ngày với tần suất ít nhất 1 lần/tuần; cảm thấy nóng rát vùng cổ và ngực với tần suất hơn 2 lần/tuần… thì người bệnh cần quan tâm ngay đến sức khỏe. Việc thăm khám ở các cơ sở y tế và trang bị kiến thức bị trào ngược dạ dày không nên ăn gì sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
- Trào ngược họng thanh quản, mức độ trung bình
Đây là biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Ở mức độ này, người bệnh sẽ thường xuyên ho nhiều, đau rát vùng họng, có đờm khó nuốt… Nếu không điều trị đúng cách, thanh quản sẽ bị viêm nhiễm, ăn mòn hoặc bị viêm thanh quản.
- Trào ngược dạ dày vào ban đêm, mức độ nặng
Dấu hiệu nhận biết là các triệu chứng ợ nóng thường xảy ra vào ban đêm. Nếu tình trạng này xuất hiện ít nhất 1 lần/tuần hoặc nhiều hơn, nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị trước khi bệnh biến chứng nguy hiểm hoặc dẫn đến ung thư thực quản.
2. Những thực phẩm người bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn
Đối với bệnh trào ngược dạ dày, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh, đảm bảo sức khỏe mỗi ngày. Vậy trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn gì?
- Thực phẩm chứa nhiều axit
Nguyên tắc ăn uống của người bệnh trào ngược dạ dày là “giảm axit” nên những loại trái cây chứa nhiều axit, vitamin C như chanh, cam, quýt… hay những loại đồ ăn, thực phẩm chua nên hạn chế tối đa. Nếu dung nạp những loại đồ ăn, thực phẩm này thì dạ dày sẽ bị kích thích tăng tiết axit, gây trào ngược và viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, đu đủ cũng là loại trái cây không nên ăn. Vì trong đu đủ có chứa thành phần papain có khả năng phá hủy niêm mạc thực quản khi dịch dạ dày trào ngược lên.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thực phẩm nhiều dầu mỡ thường tăng áp lực lên cơ thắt thực quản phía dưới, buộc dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa các chất béo không tốt cho cơ thể.
Các triệu chứng thường thấy nếu người bệnh trào ngược dạ dày ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ đó là ợ hơi, ợ chua, bụng khó tiêu.
- Thực phẩm có tính hàn, thực phẩm khô cứng
Một số thực phẩm có tính hàn như ốc, sò, nghêu… hay các món ăn khô cứng nên hạn chế vì khi sử dụng những loại thực phẩm này sẽ tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa, dễ bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, trào ngược dạ dày.
- Thực phẩm cay nóng, nhiều ớt, tiêu, tỏi
Các món ăn cay nóng, nhiều gia vị dễ khiến dạ dày bị kích thích tiết dịch vị, giãn mở cơ thắt thực quản dưới… khiến tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
- Socola hay các loại bánh kẹo nhiều đường
Nằm trong danh sách trào ngược dạ dày không nên ăn gì, socola hay các loại bánh kẹo nhiều đường có các thành phần chất béo cũng như đường ngọt khiến bệnh trào ngược dạ dày nặng hơn, đồng thời gây tăng cân, béo phì, gia tăng áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Thuốc lá, cafe, đồ uống có gas, có cồn
Cafe, thuốc lá hay đồ uống có gas, có cồn đều chứa chất kích thích không tốt cho sức khỏe, nhất là những người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Các loại kích thích này khiến dạ dày tăng tiết dịch axit, thúc đẩy cơ thắt thực quản, phá hủy lớp chất nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày.
3. Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày
Không chỉ chú ý việc trào ngược dạ dày không được ăn gì, các loại thực phẩm tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày cũng nên được chú ý bổ sung vào cơ thể mỗi ngày, như:
- Bánh mì, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám
Đây là những thực phẩm có khả năng hút tiết dịch axit dư thừa trong dạ dày, giúp giảm tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra.
- Các loại đậu
Nên bổ sung các loại đậu đa dạng vào thực đơn mỗi ngày vì chúng vừa là món ăn giàu dinh dưỡng lại dễ tiêu, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Sữa chua
Cải thiện hệ tiêu hóa nhờ các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp thức ăn nạp vào tiêu hóa dễ dàng, đồng thời, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Rau xanh
Chất xơ dồi dào có trong các loại rau xanh giúp nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả cũng như cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Các loại trái cây ít axit
Dưa hấu, dưa gang, táo, chuối, lê... là các loại trái cây mà người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn thường xuyên để giúp hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp vitamin, cải thiện sức khỏe bản thân và gia đình.
Ngoài ra, người bệnh trào ngược dạ dày cũng nên thay đổi các thói quen khi ăn uống, sinh hoạt giúp giảm tần suất trào ngược dạ dày, cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn:
- Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ, đúng bữa. Tốt nhất nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn quá no, quá nhiều trong một lần ăn.
- Không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng. Vì dạ dày tiết axit để tiêu hóa thức ăn mà không có sẽ gây ra dư thừa axit và bệnh đau dạ dày.
- Không nằm ngay sau khi ăn.
- Ưu tiên chế biến thức ăn ở dạng hấp, luộc hoặc hầm, hạn chế tối đa chiên, nướng không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
- Tập thể dục, thể thao mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, yêu đời. Nếu có căng thẳng, stress thì nên tìm phương pháp giải tỏa vì yếu tố tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.
- Duy trì cân nặng hợp lý, vì cân nặng có thể ảnh hưởng đến cơ bụng khiến dạ dày đẩy axit trào ngược lên trên.
- Tránh mặc quần áo bó sát gây áp lực lên cơ bụng và cơ vòng thực quản.
- Kê cao đầu giường một chút (khoảng 15 độ) khi nghỉ ngơi để hạn chế việc thức ăn bị trào ngược lên thực quản.
Tốt nhất nên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh với việc thăm khám sức khỏe thường xuyên, định kỳ để đảm bảo sức khỏe ổn định nhất. Tùy vào nguyên nhân, mức độ trào bệnh ngược dạ dày mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có những chỉ dẫn điều trị phù hợp.
Do vậy, đối với bệnh trào ngược dạ dày, việc tìm hiểu cách chữa trị hiệu quả cũng như chế độ ăn uống, trào ngược dạ dày không nên ăn gì càng sớm sẽ càng giúp cải thiện bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hãy chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình ngay từ nguồn thực phẩm nạp vào cơ thể đúng cách và đầy đủ mỗi ngày.