Ung thư vú là căn bệnh cực kì nguy hiểm đối với tính mạng và là nỗi lo hàng đầu của phụ nữ. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư vú.
- Thấy 5 dấu hiệu này, bạn nên đi khám vì ung thư tuyến giáp đang "lớn dần" trong cơ thể
- Dấu hiệu ung thư gan và các giai đoạn nhất định bạn phải biết
Hấp thụ những thực phẩm "không lành mạnh" khiến cơ thể dễ dàng mắc phải chứng khó tiêu, loét miệng, dạ dày, táo bón và những căn bệnh nguy hiểm như ung thư. Các chuyên gia nghiên cứu thuộc Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho rằng, phần lớn bệnh nhân mắc ung thư do thói quen sống không lành mạnh, đặc biệt là chế độ ăn uống và quy trình tập thể dục.
Ung thư vú là loại ung thư có ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ trên toàn thế giới. Sự hình thành của các cục u bên trong vú và núm vú gây ra tình trạng đau đớn, chảy máu bất thường khiến bệnh nhân phải cắt bỏ hoàn toàn vùng ngực, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Và nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã chứng minh rằng, chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân gây ra 30 - 40% trường hợp ung thư vú mỗi năm trên toàn thế giới.
Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú?
Phụ nữ áp dụng chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa dễ bị ung thư vú hơn những người khác.
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có hàm lượng calo và chất béo "không lành mạnh" rất cao. Nó không cung cấp giá trị dinh dưỡng mà tích tụ lại trong cơ thể làm tăng trọng lượng, đồng thời khiến chỉ số cơ thể BMI (Body Mass Index) tăng cao - nguyên nhân dẫn đến ung thư vú. Do các mô vú chủ yếu được cấu tạo từ chất béo. Khi chất béo không lành mạnh tích tụ lâu trong các mô vú, nó có thể kích thích sự phát triển của tế bào ung thư ở vú, gây ung thư vú. Trong khi đó, chất béo chuyển hóa còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách làm tăng LDL (cholesterol có hại) và làm giảm lượng HDL (cholesterol tốt trong máu).
Theo thống kê, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 11.000 ca ung thư vú và hơn 4.500 trường hợp tử vong vì ung thư vú. Phụ nữ mắc ung thư vú có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tiêu thụ thực phẩm chứa hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, thực phẩm tiện lợi chế biến sẵn, thức ăn nhanh, dưa chua… làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ giới. Bởi thực phẩm chứa nhiều muối tồn tại một lượng nitrat cao có khả năng kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ung thư ở vú.
Không cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể cũng là nguyên nhân gây ung thư vú. Chất xơ có khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư.
Thay đổi chế độ ăn uống để ngăn ngừa ung thư vú
Để giảm nguy cơ mắc ung thư vú, nữ giới cần thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với các thói quen có lợi cho sức khỏe như tập thể dục hàng ngày, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, bỏ chất kích thích và thuốc lá...
Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa ung thư vú:
- Uống ít nhất 2 ly nước trái cây và rau quả mỗi ngày
- Bổ sung các loại rau củ như cà chua, nấm, bông cải xanh, cà rốt, cần tây... vào chế độ ăn uống hàng ngày bởi vì chúng là nguồn thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa.
- Tránh các loại thực phẩm chứa hàm lượng muối cao và cố gắng thêm ít muối khi chế biến món ăn.
- Hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể không quá 30gr mỗi ngày, ngay cả khi nó là chất béo lành mạnh.
- Tránh các loại thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa.
- Tiêu thụ thịt gà và cá, thay vì thịt lợn và thịt bò có hàm lượng chất béo cao.
- Đảm bảo mỗi bữa ăn cung cấp đủ hàm lượng protein bao gồm: thịt nạc, lòng trắng trứng, đậu lăng, đậu, đậu xanh, rau bina... vì protein cũng là chất dinh dưỡng đóng vai trò hỗ trợ quá trình tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, quả mọng, táo... Nếu có thể, hãy mua nguyên liệu hữu cơ để chuẩn bị bữa ăn đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bản thân và gia đình.