Thời tiết nóng nực khiến chúng ta dễ đổ mồ hôi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và đào thải một số chất thải chuyển hóa ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, đổ mồ hôi bất thường cũng có thể do bệnh tật và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
- 5 cách "làm mát cơ thể tự nhiên" trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng
- Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Mồ hôi lạnh vào mùa hè
Mồ hôi lạnh thực chất chỉ là cách mô tả tình trạng đổ mồ hôi bất thường, không phải là mồ hôi nóng lạnh thực sự. Đổ mồ hôi lạnh là tình trạng cơ thể đột nhiên vã mồ hôi nhiều kèm theo cảm giác ớn lạnh, da lạnh, ẩm và dính, vị trí thường gặp nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Ảnh minh họa
Nhiều bệnh và vấn đề có thể dẫn đến bệnh lý đổ mồ hôi như bệnh tiểu đường, cường giáp, tăng huyết áp, suy tim sung huyết và các bệnh khác khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Các triệu chứng đổ mồ hôi bất thường cần được chú ý nên đi kiểm tra các vấn đề sức khỏe.
Vào thời tiết mùa hè nắng nóng, tải trọng cho tim sẽ càng tăng cao, đồng thời có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của con người. Trong trường hợp này cũng cần chú ý đề phòng các nguy cơ về bệnh tim mạch. Nếu đột ngột xuất hiện những cơn tức ngực, đau tức ngực đồng thời ra nhiều mồ hôi thì nên nghĩ đến nhồi máu cơ tim do hẹp hoặc tắc nghẽn tim mạch.
Đổ mồ hôi ban đêm
Đổ mồ hôi ban đêm là hiện tượng đổ mồ hôi nhiều hơn sau khi chìm vào giấc ngủ, dù ngủ trong môi trường điều hòa mát mẻ vào mùa hè và ngừng đổ mồ hôi sau khi thức dậy. Đặc biệt vào nửa đêm và rạng sáng, mồ hôi ban đêm thường xuất hiện nhiều ở ngực, lưng, đùi và các vị trí khác.
Trường hợp hay gặp phải chứng đổ mồ hôi đêm này là phụ nữ tuổi mãn kinh, do lượng hormone trong cơ thể thay đổi, âm dương mất cân bằng dẫn đến bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm ban đêm. Cũng có một số nam giới do gan thận âm hư cũng có thể bị đổ mồ hôi trộm về đêm, cũng nên chú ý điều hòa, bồi bổ.
Nhiều trẻ em cũng bị đổ mồ hôi trộm ban đêm, một mặt là do lười vận động, mất cân bằng âm dương trong cơ thể.
Trong một số trường hợp, đổ mồ hôi vào mỗi đêm một cách bất thường rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Theo Healthline, có 6 loại ung thư mà người bệnh thường có triệu chứng đổ mồ hôi nhiều đó là khối u carcinoid, bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ung thư xương, ung thư gan và u trung biểu mô.
Theo nhiều chuyên gia, không rõ tại sao một số loại ung thư lại gây đổ mồ hôi ban đêm. Đổ mồ hôi có thể do thay đổi hormone, sốt hoặc cơ thể đang cố gắng chống lại bệnh ung thư. Đổ mồ hôi đêm do ung thư thường đi kèm với sụt cân, mệt mỏi, đau nhức, ớn lạnh…
Ảnh minh họa
Mồ hôi đầu
Theo Secret China, phần đầu đổ mồ hôi nhiều là tình trạng có thể do nóng trong người và bốc hơi các chất dịch trong cơ thể, đặc biệt khi nóng bụng thì nhiệt sẽ lên đầu dọc theo đường kinh lạc, gây ra đổ mồ hôi nhiều ở đầu và mặt.
Nguyên nhân thứ hai là do thiếu dương khí, dương khí không đủ thì tín hiệu nhận được của đầu là rõ ràng nhất, nếu khí không đủ thì chất lỏng trong cơ thể không được kiềm chế, đầu dễ bị đổ mồ hôi.
Đổ mồ hôi tự phát
Theo NetEase Health, đổ mồ hôi tự phát nghĩa là đổ mồ hôi một cách không rõ lý do khi tỉnh táo nhưng lại không bị vào lúc ngủ. Tình trạng này diễn ra ngay cả khi thời tiết không hề quá nóng, không vận động mạnh. Thường đi kèm với người dễ mệt mỏi, xanh xao, sợ lạnh. Đây có thể là dấu hiệu của rối loạn tuyến mồ hôi, thiếu máu, suy giảm miễn dịch, bệnh về lá lách hoặc cơ thể ẩm ướt quá mức, khí huyết không lưu thông trong y học cổ truyền.
Ảnh minh họa
Đổ mồ hôi có màu
Mồ hôi thường không màu và trong suốt, nhưng đôi khi mồ hôi có thể có màu do sức khỏe của các cơ quan nội tạng và sức khỏe của cơ thể thay đổi.
Theo y học cổ truyền, ngũ tạng của cơ thể con người nên có ngũ sắc, mồ hôi thoát ra từ lỗ chân lông có hiện tượng màu sắc có thể là biểu hiện của sự rối loạn hoạt động của các cơ quan nội tạng.
Mặc dù, đây là trường hợp hiếm gặp nhưng cần được lưu tâm. Theo trang tin Toutiao, mồ hôi màu đen phần lớn là công năng của thận thiếu. Nếu mồ hôi có màu đen và loãng là thuộc chứng tâm thận rối loạn.
Màu trắng thuộc về phổi, xuất hiện mồ hôi màu trắng phần lớn là do tâm dương hư nhược, thiếu âm khí. Mồ hôi vàng phản ánh tình trạng tỳ vị có vấn đề. Tỳ vị ẩm, nhiệt sẽ tiết ra mồ hôi màu vàng và dính. Nếu màu màu vàng loãng là chứng tỳ vị hư nhược. Nếu nó kèm theo các vấn đề như vàng da, vàng mắt thì cần nghĩ đến khả năng vàng da do các vấn đề về gan và túi mật.
Mồ hôi đỏ hay còn gọi là mồ hôi máu, phần lớn có màu đỏ nhạt, là biểu hiện của tâm khí và là dấu hiệu của tim gan hỏa, cũng có thể là biểu hiện của cơ thể đang có xu hướng chảy máu. Ngoài ra, việc dùng một số loại thuốc như kali iodua… cũng có thể gây ra hiện tượng đổ mồ hôi đỏ.