Màu sắc nước tiểu cung cấp nhiều thông tin vô cùng quan trọng về tình hình sức khỏe. Bởi vì nước tiểu có chức năng loại bỏ chất thải khỏi máu, nên sự thay đổi màu sắc của nó có thể chỉ ra các vấn đề của cơ thể.
- Một số loại rau củ ít tinh bột, thực phẩm lí tưởng dành cho người mắc bệnh tiểu đường
- Vì sao trẻ em thường bị sâu răng?
Nước tiểu là một chất chuyển hóa trong cơ thể con người, được thận tạo thành, sau đó đi vào niệu đạo qua bàng quang và được bài tiết ra khỏi cơ thể để giúp cơ thể giải độc, duy trì cân bằng axit-bazơ và nước-điện giải.
Đối với những người khỏe mạnh, nước tiểu là màu vàng nhạt hoặc không màu và không rõ mùi. Nhưng nếu có một số vấn đề với thận, nước tiểu của bệnh nhân sẽ thay đổi theo. Đặc biệt khi thận nam giới có những bất thường sẽ xảy ra hàng loạt thay đổi về tính chất của nước tiểu khi đi tiểu vào buổi sáng.
Trong quá trình phát triển y học, nước tiểu cũng dần trở thành một công cụ để chẩn đoán bệnh. Màu sắc, mật độ hay mùi của nước tiểu cũng đều có thể báo hiệu rất nhiều tín hiệu sức khỏe của con người. Đó cũng là lý do vì sao các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân đi kiểm tra nước tiểu và đo mật độ nước tiểu cũng như hàm lượng protein có trong đó thông qua các thiết bị kiểm tra.
Theo thói quen, mỗi khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, việc đầu tiên sẽ là đi giải quyết "nỗi buồn". Nhưng nếu bạn nhận thấy 1 trong 3 triệu chứng sau đây xuất hiện thì điều này đồng nghĩa cơ quan thận đang gặp vấn đề.
1. Màu nước tiểu bất thường
Màu sắc của nước tiểu phụ thuộc vào lượng nước tiểu và thời gian đi tiểu. Nếu uống ít nước, lâu đi tiểu thì nước tiểu sẽ có màu sẫm hơn. Ngoài ra, sau một đêm trao đổi chất, nồng độ nước tiểu sẽ tăng lên đáng kể. Ví dụ nước tiểu vào buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ đậm màu hơn nước tiểu bài tiết trong ngày. Tuy nhiên, nếu màu của nước tiểu thay đổi có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe. Do đó, hãy chú ý đến những thay đổi sau đây trong nước tiểu:
-Có thể nhìn thấy máu trong nước tiểu: Dấu hiệu này có thể cảnh báo tình trạng viêm nặng. Nếu kèm đau khi đi tiểu, rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng bàng quang. Nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận cũng có thể gây ra tiểu máu. Các nguyên nhân khác có thể xảy ra nhưng hiếm gặp hơn là ung thư thận hoặc tuyến tiền liệt, và ung thư bàng quang, thường gặp ở những người hút thuốc.
-Màu nâu: Màu này có thể là kết quả của việc dùng thuốc, bao gồm kháng sinh metronidazole, một số loại thuốc nhuận tràng. Đây cũng có thể là một triệu chứng của rối loạn chuyển hóa porphyrin- một rối loạn chuyển hóa hiếm gặp… hoặc tình trạng bệnh lý (một số rối loạn bệnh lý gan, thận, viêm bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu) hoặc do thức ăn (ăn một lượng lớn đậu tằm, lô hội có thể gây ra nước tiểu màu nâu sẫm)...
-Hồng hoặc đỏ: Tình trạng này có thể do ăn các loại rau quả màu đỏ như củ cải đường, việt quất, rau đại hoàng... Nếu không, màu này có thể báo hiệu khá nhiều bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiểu, các bệnh về thận, khối u ác tính và bệnh tuyến tiền liệt. Nếu thấy nước tiểu bị đỏ mà không rõ lý do, bạn chắc chắn nên đi khám để kịp thời được điều trị.
-Nước tiểu đục: Đây không chỉ là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu mà còn là một trong những triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu…
-Nước tiểu màu cam: Ngoài mất nước và một số loại thuốc, các vấn đề về gan và lượng bilirubin dư thừa có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu này.
-Nước tiểu màu xanh:Thuốc và nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ra một màu bất thường như vậy. Nguyên nhân có thể do chứng rối loạn di truyền hiếm gặp được gọi là hội chứng tã xanh, trong đó rối loạn chuyển hóa dẫn đến nồng độ canxi trong máu cao và đôi khi nước tiểu có màu xanh lam, thường được phát hiện ở trẻ em.
2. Có bọt trong nước tiểu
Nếu bạn nhìn thấy nhiều bọt bong bóng xuất hiện trong nước tiểu vào buổi sáng và những bọt khí này sẽ không tan đi ngay sau đó thì nên cảnh giác. Bởi có thể là nước tiểu của bạn đang chứa lượng protein cao bất thường, ngầm cảnh báo dấu hiệu của protein niệu (một hội chứng của bệnh thận).
Những người thường có bọt bong bóng xuất hiện trong nước tiểu và nhanh chóng biến mất sau đó thì không có gì đáng lo lắng và có thể giảm thiểu bằng cách uống nhiều nước. Còn nếu bong bóng không biến mất thì chúng sẽ hình thành nước tiểu sủi bọt, bạn cần phải hết sức chú ý.
Ngoài ra, nếu bọt xuất hiện trong nước tiểu buổi sáng, kèm theo chứng khó tiểu, tiểu gấp hoặc đi tiểu nhiều lần, phù mặt và chân, cũng như đau nhức cơ thể, sụt cân và sốt thì đó thường là do viêm thận.
3. Mùi nước tiểu nồng nặc
Khi chức năng thận không tốt, quá trình chuyển hóa protein không bình thường, hàm lượng nitơ và urê trong nước tiểu sẽ tăng cao khiến nước tiểu có mùi rất nặng.
Nếu nước tiểu có mùi đặc biệt nặng khi thức dậy vào buổi sáng, kèm theo đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu khó, sốt và đau vùng thận thì thường là do viêm thận cấp cần kiểm tra ngay lập tức.
Theo các chuyên gia tiết niệu, một người bình thường đi tiểu trung bình từ 5-9 lần 1 ngày, nếu đi tiểu vượt quá con số 10 lần thì có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Nước tiểu có màu vàng nhạt, sáng, trong, ít bọt có mùi nhẹ nhưng không hôi là tiêu chuẩn của nước tiểu bình thường của người khỏe mạnh.
Tóm lại, khi thức dậy đi tiểu vào buổi sáng, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường trên kèm theo đau thắt lưng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi thì phải nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra chức năng thận.
Theo Aboluowang và Sohu