Những điều bạn không nên bỏ qua về bệnh cao huyết áp

Sống khỏe 17/07/2019 10:17

Ngày nay, bệnh cao huyết áp đang mỗi ngày một phổ biến hơn. Được ví như “kẻ giết người thầm lặng”, bệnh tiến triển một cách âm thầm và tiềm ẩn vô số những biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp hay còn được gọi tăng huyết áp, là một bệnh lý phổ biến do áp lực máu quá cao gây tác động lên thành mạch. Trong thời gian dài, mức huyết áp này nếu tăng quá cao sẽ kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng ở tim, não, mắt, thận và mạch máu rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Báo cáo thống kê của Hội Tim mạch Việt Nam cho thấy 25% dân số đang có triệu chứng mắc bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Đặc biệt, bệnh lý tăng huyết áp đang có chiều hướng trẻ hóa trong các năm trở lại đây. 

cao huyet ap anh1
Cao huyết áp là một bệnh lý phổ biến do áp lực máu quá cao gây tác động lên thành mạch

Bệnh cao huyết áp có nhiều loại với mức độ khác nhau, bao gồm:

- Cao huyết áp tự phát hay cao huyết áp vô căn (chiếm đến 90% các trường hợp)

- Tăng huyết áp thứ phát:  liên quan đến bệnh van tim, bệnh thận, động mạch và một số bệnh nội tiết.

- Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu tăng, trong khi đó huyết áp tâm trương ở mức bình thường;

- Cao huyết áp thai kỳ (ở phụ nữ mang thai): Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật

Khi mắc bệnh cao huyết áp, ở các động mạch, áp suất máu lưu thông tăng cao và tạo nhiều sức ép đến các mô hơn. Càng theo thời gian, các mạch máu sẽ càng bị tổn hại nhiều hơn.

Vậy, huyết áp cao là bao nhiêu?

Cao huyết áp được phân loại dựa theo mức độ nghiêm trọng như sau:

Huyết áp tối ưu: đạt dưới 120/80 mmHg;

Huyết áp bình thường: ở mức từ 120/80 mmHg trở lên;

Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên;

Tăng huyết áp độ 1: ở mức từ 140/90 mmHg trở lên;

Tăng huyết áp độ 2: ở mức từ 160/100 mmHg trở lên;

Tăng huyết áp độ 3: ở mức từ 180/110 mmHg trở lên;

Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Trong khi đó huyết áp tâm thu đạt từ 140 mmHg trở lên, huyết áp tâm trương chỉ đạt dưới 90 mmHg.

Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg, trong khi huyết áp tâm trương > 80-89mmHg

Nhận biết triệu chứng cao huyết áp

Đa phần, các dấu hiệu cao huyết áp đều có diễn biến thầm lặng và rất mờ nhạt. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh thì lại rất nặng nề. Không ít trường hợp khi đi khám một bệnh khác hoặc khám định kỳ mới phát hiện đã mắc bệnh, mặc dù trước đó không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh.

Một số ít bệnh nhân có thể nhận thấy một số triệu chứng thoáng qua như thở gấp, đau đầu, suy giảm thị  lực hoặc hiếm hơn đó là chảy máu cam.

cao huyet ap anh 2
Đa phần, các dấu hiệu tăng huyết áp đều có diễn biến thầm lặng và rất mờ nhạt

Cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng, các biến chứng tim mạch sẽ xuất hiện một cách đột ngột và cướp đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.

Nguyên nhân cao huyết áp

Hầu hết các trường hợp cao huyết áp đều không do nguyên nhân rõ ràng nào và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Đây là loại cao huyết áp do di truyền, nam giới là đối tượng mắc bệnh phổ biến hơn.

Nguyên nhân cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, u tuyến thượng thận, bệnh tuyến giáp.

Hoặc do ảnh hưởng của thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Tuy nhiên, trên tổng số ca bệnh cao huyết áp, loại này chỉ chiếm khoảng 5-10%. Để giải quyết được bệnh, chỉ cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát.

Nếu tăng huyết áp  bởi tác dụng phụ của thuốc thì sau vài tuần ngừng thuốc huyết áp sẽ ổn định lại về mức bình thường. Với những trẻ mắc cao huyết áp thứ phát, em, nhất là các trẻ dưới 10 tuổi, nguyên nhân gây bệnh thường là do bệnh khác gây ra, điển hình như bệnh thận.

Các dạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai thường do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, mang thai con đầu lòng, đa thai, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,...

Đối tượng phổ biến mắc bệnh cao huyết áp?

Người lớn tuổi: Độ đàn hồi của hệ thống thành mạch máu không còn duy trì như trước, dẫn đến cao huyết áp;

Giới tính: So với phụ nữ, tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn.  Tuy nhiên khả năng bị cao huyết áp ở phụ nữ sau mãn kinh lại nhiều hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này;

Tiền sử gia đình: Nếu các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch thì nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp sẽ cao hơn.

Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp tăng cao do những yếu tố sau:

Béo phì thừa cân;

Ăn uống không lành mạnh;

Ăn quá nhiều muối;

Lối sống tĩnh tại,lười vận động;

Lạm dụng rượu, bia;

Hút thuốc lá;

Căng thẳng thường xuyên.

Làm sao phòng ngừa đột quỵ do cao huyết áp?

Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của cao huyết áp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu thì hết 8 người mắc bệnh cao huyết áp.

Để đề phòng đột quỵ, kiểm soát huyết áp là điều vô cùng quan trọng. Để điều trị tăng huyết áp, cần giữ cho bệnh nhân ổn định ở mức huyết áp dưới 140/90 mmHg. Nếu mắc bệnh cao huyết áp kèm các bệnh lý khác như tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ thiết lập mức huyết áp mục tiêu thấp hơn. 

Để chữa trị cao huyết áp, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, có thể lựa chọn phương pháp thay đổi lối sống, dùng thuốc trị tăng huyết áp hoặc phải kết hợp cả hai. Tuy nhiên, điều trị không dùng thuốc vẫn là quan trọng nhất và tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để cải thiện triệu chứng tăng huyết áp, bệnh nhân cần:

- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nên dùng ít muối hơn. (không quá 1.500mg muối/ngày- tức là khoảng một nửa thìa cà phê). Kiêng dùng những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, như mỡ, gan, tạng động vật

cao huyet ap anh 3
Dinh dưỡng trong bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp nên ăn gì? Nên bổ sung nhiều trái cây và rau xanh. Ăn cá từ 2-3 bữa, nên lựa chọn các loại cá giàu omega-3, như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu. Dùng ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo.

- Thường xuyên vận động vừa sức và dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho luyện tập thể dục.

- Không dùng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích như trà, cà phê đậm đặc

- Kiểm soát tốt các bệnh liên quan;

- Tránh nhiễm lạnh đột ngột

- Dùng thuốc điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ;

Thay đổi lối sống là cách sẽ giúp giảm mức huyết áp ở bệnh nhân xuống ít nhất 10-20mmHg. Duy trì huyết áp trong mức an toàn và ổn định là cách hạn chế nguy cơ xảy ra đột quỵ.

cao huyet ap anh 4
Thay đổi lối sống là cách sẽ giúp giảm mức huyết áp ở bệnh nhân xuống ít nhất 10-20mmHg

Thuốc điều trị cao huyết áp

Trong trường hợp việc thay đổi lối sống không giúp cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo toa.  Thường xuyên dùng thuốc là cách để bình ổn huyết áp. Vấn đề tuân thủ điều trị căn bệnh mãn tính này luôn là điều khiến cho các bác sĩ đau đầu. 

Liệu trình điều trị bệnh cao huyết áp là cả đời. Do đó, nếu muốn đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc, không tự ý ngừng điều trị và cần  phối hợp tốt với bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị cao huyết áp trong trường hợp khẩn cấp

Trong trường hợp cao huyết áp khẩn cấp nguy cơ bệnh nhân tử vong là khá cao, cần được cấp cứu chữa trị ngay lập tức tại phòng cấp cứu hoặc phòng chăm sóc đặc biệt.  Để cải thiện tình hình bệnh, bệnh nhân sẽ được thở oxy và dùng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp.

Cao huyết áp là căn bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khiến cho hàng trăm nghìn người bị tàn phế hoặc mất đi khả năng lao động.  Càng nguy hiểm hơn, trong thời gian rất dài từ 15 - 20 năm bệnh có thể tiến triển thầm lặng rất nguy hiểm mà người bệnh không hề biết. Nắm rõ những thông tin xoay quanh bệnh cao huyết áp là cách giúp bảo vệ bản thân và gia đình trước những nguy cơ biến chứng từ căn bệnh này.

Phát hiện "thần dược" trị cao huyết áp trong rượu vang đỏ

Hợp chất đặc biệt tìm thấy trong rượu vang đỏ sẽ được sử dụng để tạo ra một phương pháp điều trị đột phá cho bệnh cao huyết áp, các nhà khoa học Anh tuyên bố.

TIN MỚI NHẤT