Mọi người đừng ngại ngần đặt câu hỏi để chuyên gia giải đáp băn khoăn về bệnh tim mạch cũng như những vấn đề sức khỏe khác.
- Vì sao phụ nữ dễ bị u xơ tử cung? 3 nhóm phụ nữ dễ mắc bệnh u xơ tử cung nhất
- Luôn cảm thấy khô miệng, uống nước không có tác dụng, hãy coi chừng mắc 7 loại bệnh
Trên thực tế, mọi người có thể phòng ngừa được bệnh tim mạch tới 80%. Bác sĩ Suzanne lưu ý, sẵn sàng trò chuyện với chuyên gia y tế về tình trạng sức khỏe của bản thân là yếu tố rất quan trọng. Điều này không chỉ phát hiện bệnh kịp thời mà còn giúp bạn biết cách ngăn ngừa bệnh tật tấn công.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về sức khỏe tim mạch và lời giải đáp đến từ chuyên gia:
Làm thế nào để sở hữu một trái tim khỏe mạnh?
Lối sống bao giờ cũng là yếu tố được kể đến hàng đầu. Theo bác sĩ Suzanne, phòng ngừa là điều quan trọng và bạn có thể ngăn ngừa bệnh tim bằng những việc làm cơ bản như áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn Địa Trung Hải nổi tiếng là thân thiện đối với người mắc bệnh tim mạch. Chúng cung cấp nhiều chất béo không bão hòa đơn trong các loại hạt, dầu ô liu, kèm theo một lượng lớn chất xơ hòa tan đến từ thực phẩm như đậu, táo, cam, lê, quả mọng, súp lơ xanh và bột yến mạch.
Bác sĩ Suzanne cho biết thêm, bạn đừng bỏ qua việc tập thể dục vì đây cũng là một cách để ngăn ngừa bệnh tim. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Đại học Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến nghị, mọi người nên thực hiện ít nhất 40 phút tập thể dục ở cường độ trung bình hoặc tham gia 3-4 hoạt động ngoài trời mỗi tuần. Nếu bạn không thích chạy bộ hoặc đi xe đạp, hãy đưa việc tập thể dục vào thói quen hàng ngày như lựa chọn cầu thang bộ thay vì dùng thang máy hoặc đi bộ nhanh khi làm việc vặt.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim?
Theo bác sĩ Suzanne, các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh tim bao gồm hút thuốc, huyết áp cao, có tiền sử mắc bệnh mạch vành và cholesterol tốt (HDL) ở mức thấp.
Những yếu tố khác như tuổi tác, cân nặng, chế độ ăn uống, mức độ vận động và vấn đề về tâm lý cũng góp phần gây ra tình trạng này. Biết bản thân có nguy cơ cao mắc bệnh sẽ giúp bạn thực hiện sớm các biện pháp phòng ngừa như tập thể dục thường xuyên hoặc nghỉ ngơi đầy đủ để tránh căng thẳng.
Có cần kiểm tra cholesterol không?
Theo bác sĩ Suzanne, xét nghiệm là cách kiểm tra nồng độ cholesterol chính xác nhất và nếu không thực hiện điều này, bạn khó thể biết bản thân đang có nguy cơ mắc bệnh. Chúng thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” do không có triệu chứng.
Sau 19 tuổi, bạn nên kiểm tra cholesterol 4-6 năm một lần hoặc thường xuyên hơn nếu có tiền sử mắc bệnh mạch vành.
Phải làm gì để giảm cholesterol?
Bác sĩ Suzanne cho biết, điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục có thể cải thiện cholesterol trong vòng 6 tuần. Tuy nhiên, nếu cholesterol xấu (LDL) vẫn tăng sau 3 tháng hoặc lâu hơn, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng thuốc.
Statin là một loại thuốc ngăn chặn cơ thể sản xuất ra cholesterol trong gan và hỗ trợ loại bỏ cholesterol xấu dư thừa khỏi máu. Theo bác sĩ Suzanne, hiện nay có nhiều statin khác nhau và chuyên gia y khoa sẽ kê loại phù hợp nhất với bạn.
Ví dụ, đối với một số người đang dùng thuốc chẹn canxi để trị cao huyết áp, bác sĩ có thể khuyên họ lựa chọn LIVALO (pitavastatin) do chúng ít có khả năng tương tác với thuốc khác.
Dùng thuốc có thể thay thế việc ăn uống đầy đủ và tập thể dục không?
Thuốc không thể thay thế cho việc tập thể dục và áp dụng một chế độ ăn uống tốt cho tim mạch. Chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ, được coi là một phần của phác đồ điều trị khi không thể kiểm soát cholesterol một cách tự nhiên. Bác sĩ Suzanne lưu ý, những người mắc cholesterol cao cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện điều trị theo tư vấn của chuyên gia.
Phải dùng thuốc mãi mãi để kiểm soát cholesterol?
Câu trả lời phụ thuộc vào từng người. Như đã đề cập, statin được sử dụng khi chế độ ăn uống và tập thể dục không đem lại hiệu quả giảm cholesterol. Mọi người nên coi thuốc như một công cụ khác ngoài chế độ ăn và tập luyện để kiểm soát tình trạng này. Điều quan trọng nhất vẫn là thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, trong đó có thể bao gồm việc dùng thuốc.
(Nguồn: Women'shealth)