Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường thì tuyệt đối không được làm những việc sau để phòng ngừa các biến chứng tai hại có thể xảy đến với cơ thể của mình.
- Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ sớm với những nguyên tắc cực đơn giản
- Bài thuốc cực tốt từ đậu đỏ chống ung thư, trị tiểu đường
Bệnh tiểu đường đang là một trong những căn bệnh rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Người mắc bệnh tiểu đường còn có nguy cơ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hại như tổn thương thần kinh, mắc bệnh về mắt, tim mạch, suy thận, loét chân... Nghiêm trọng hơn, họ còn có thể bị mù lòa, đột quỵ hoặc tử vong. Vì vậy, bạn cần chú ý sửa ngay những thói quen ăn uống sai lầm dưới đây để ngăn ngừa các biến chứng nguy hại do bệnh tiểu đường gây ra.
Bỏ bữa sáng
Bữa sáng vốn là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nhưng nếu bạn coi việc ăn sáng chỉ là một thói quen qua loa cho xong thì nó sẽ dễ làm ảnh hưởng tới lượng đường huyết trong cơ thể. Đặc biệt, nếu bạn ăn sáng quá muộn thì nó có thể gây hạ đường huyết hoặc làm cho lượng đường huyết của bạn tụt xuống ở mức thấp. Vì vậy, bạn nên chú ý ăn sáng trước 7 giờ mỗi ngày và bổ sung đủ nguồn protein cũng như chất xơ đầy đủ để tránh làm ảnh hưởng tới lượng đường huyết trong cơ thể.
Ăn nhiều thịt đỏ
Việc ăn quá nhiều protein có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu của bạn. Đặc biệt, nếu nguồn protein đó là thịt đỏ thì nó còn có thể làm ảnh hưởng xấu đến nồng độ insulin trong cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, những người tiêu thụ thịt đỏ thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 rất cao. Do vậy, bạn nên hạn chế việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ để cải thiện tình trạng bệnh của mình.
Ăn uống không đủ chất
Quá nhiều tinh bột mà thiếu hụt đi nguồn chất xơ từ rau củ hay các loại protein nạc có thể gây ảnh hưởng tới lượng đường trong máu. Một chế độ ăn thiếu chất còn khiến bạn gặp phải tình trạng uể oải, thiếu năng lượng. Tuy nhiên, nếu bạn cân bằng được giữa lượng protein nạc với lượng chất xơ cần thiết, hạn chế tiêu thụ nhiều tinh bột trong bữa ăn thì quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra thuận lợi, từ đó khiến bạn cảm thấy no lâu hơn và không gây ảnh hưởng tới lượng đường huyết sau bữa ăn.
Liên tục bỏ bữa trong ngày
Ngoài thói quen bỏ bữa sáng, nếu bạn bỏ qua cả bữa trưa hay bữa tối thì nó cũng có thể gây hạ đường huyết đột ngột. Do khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa nên những người mắc bệnh tiểu đường sẽ không thể chống chọi được. Nếu không khắc phục kịp thời tình trạng này, bạn còn có thể gặp phải hiện tượng lú lẫn, đãng trí, ngất xỉu... thậm chí nặng hơn là co giật, tử vong.
Ăn tối gần sát giờ đi ngủ
Những người ăn tối muộn có thể làm tăng nồng độ đường trong máu của mình lên cao, từ đó khiến quá trình điều trị bệnh tiểu đường bị cản trở. Do vậy, bạn nên tuân thủ thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa. Buổi sáng nên ăn trước 7 giờ, buổi trưa trước 12 giờ và buổi tối trước 19 giờ. Khi duy trì được thói quen này, bạn sẽ thấy cơ thể trở nên khỏe khoắn, năng động hơn