Đôi môi khô nứt, bong tróc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau rát, đặc biệt là trong mùa hè. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng này để biết cách phòng tránh kịp thời bạn nhé!
- 6 thói quen vô thức nhiều người mắc phải gây xấu dáng, hại da không ngờ
- 6 vấn đề sức khỏe biểu hiện ở bàn chân mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua
Cơ thể mất nước
Nếu cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, hoặc bạn chưa uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày thì đôi môi sẽ dễ bị khô hơn. Do cơ thể không được bổ sung đủ nước để vận chuyển tới các cơ quan, trong đó có làn da và môi. Vậy nên, hãy cố gắng uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước trong ngày để hạn chế tình trạng khô môi xảy ra.
Tiếp xúc với tia UV thường xuyên
Tia UV (tia cực tím) có trong ánh nắng mặt trời nên khi ra ngoài nắng mà bạn quên không đeo khẩu trang thì nguy cơ cao sẽ trở về nhà với đôi môi nứt nẻ. Tuy nhiên, chỉ cần nhớ thoa son dưỡng môi trước khi ra ngoài trời nắng, đồng thời đeo khẩu trang che kín môi sẽ giúp bảo vệ đôi môi khỏi ánh nắng mặt trời.
Lạm dụng mỹ phẩm
Trong một số sản phẩm làm đẹp có thể chứa nhiều thành phần không tốt cho đôi môi, thậm chí kem đánh răng cũng có thể là thủ phạm gây khô môi. Do đó, bạn nên thận trọng khi tìm mua mỹ phẩm để bảo vệ đôi môi của mình bất kể mọi lúc.
Không cung cấp đủ vitamin cho cơ thể
Tình trạng khô môi còn có thể là do sự thiếu hụt vitamin B trong cơ thể. Bên cạnh đó, nếu cơ thể có quá nhiều vitamin A cũng có thể làm tăng cao nguy cơ môi khô nứt nẻ.
Tác dụng phụ với một số loại thuốc
Một số loại thuốc trị bệnh bạn sử dụng cũng có thể là nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ. Bên cạnh đó, có thể là do một số bệnh về dị ứng, zona thần kinh... gây ra làm môi của bạn bị khô tróc, xấu xí.