Đôi chân không chỉ là bộ phận nâng đỡ mà còn giúp bạn di chuyển, hoạt động xuyên suốt cả ngày. Thế nhưng, nếu gặp phải những dấu hiệu sau đây thì bạn nên chủ động đi khám ngay vì nó có thể báo hiệu một vài vấn đề sức khỏe đang xảy ra ở vùng da chân.
- Là phụ nữ, đừng bao giờ nhắm mắt bỏ qua dấu hiệu đau nhức ở vùng ‘núi đôi’
- 7 dấu hiệu không rõ ràng cảnh báo thận của bạn đang suy yếu
Nấm móng
Với những người thường xuyên tiếp xúc với nước thì nguy cơ mắc bệnh nấm móng là rất cao. Bệnh này có thể gây mưng mủ, đau rát và ảnh hưởng không nhỏ đến việc di chuyển trong ngày. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh kéo dài sẽ rất khó điều trị và khi được chữa khỏi vẫn có thể tái diễn một lần nữa.
Các triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh này là bề mặt móng xù xì, có lằn sọc dọc hoặc ngang, có một lớp vẩy mịn như cám, chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hoặc nâu đen... Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và dễ mủn, gãy móng.
Nấm chân
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm chân thường là do thói quen đi những đôi giày chật và bó khít, gây khó khăn trong việc đi lại, không thông thoáng bàn chân, từ đó phát sinh nấm chân. Mặt khác, bạn cũng có thể lây nhiễm nấm từ những người khác thông qua việc dùng chung giầy dép, hoặc vô tình dẫm lên dấu chân của người bệnh trên sàn nhà.
Các vết phồng rộp
Thói quen chạy bộ hoặc đi lại trên những đôi giày mới có thể dẫn đến tình trạng phồng rộp. Nguyên nhân là do ma sát chân hoặc vì giày dép mới quá chật, chưa đi quen. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên đi tất trước khi đi giày. Đôi khi, đừng nên đi giày suốt cả ngày mà hãy để cho đôi chân được thở và thông thoáng hơn.
Cục u biến dạng ở ngón chân cái
Đây là một cục u hình thành ở mặt bên của ngón chân cái, khi ngón chân cái của bạn bị quặp về phía ngón chân trỏ. Chứng biến dạng ngón chân cái còn có tên tiếng Anh là bunion.
Những người mắc phải chứng bệnh này thường cảm thấy khó chịu, đau đớn, da chân bị ửng đỏ, phồng rộp, dễ viêm nhiễm. Nguyên nhân gây ra thường là do di truyền, chấn thương hay bẩm sinh đã có. Ngoài ra, nếu công việc đòi hỏi bạn phải thường xuyên đi giày cao gót cũng có thể dẫn đến chứng bệnh này.
Vết chai chân
Những vùng da chân bị chai sần, nổi cục u cứng cũng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động trong ngày của bạn. Nó không chỉ gây đau mà thỉnh thoảng còn có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, muốn cắt bỏ đi. Tuy nhiên, để phòng tránh gặp phải những vết chai chân này thì bạn không nên đi lại hoặc vận động quá nhiều trên cùng một vùng da trong thời gian dài.
Nứt gót chân
Vào mùa đông thì tình trạng nứt gót chân sẽ thường xuyên xảy ra, nguyên nhân thường do bạn không chăm sóc chân đều đặn. Nếu cứ bắt chân phải hoạt động liên tục mà không chăm sóc thì những vết nứt sâu có thể gây đau đớn và khiến bạn khó đi lại. Lúc này, hãy mua đồ cạo da gót chân về và kết hợp với việc sử dụng kem dưỡng phù hợp để khắc phục tình trạng này.