Từ trước đến nay vị giáo sư 42 tuổi này chưa từng uống rượu cũng như hút thuốc, vậy nhưng thói quen 'cáu gắt' đã bất ngờ khiến giáo sư 42 tuổi qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác.
- Nếu cảm thấy già nhanh và sức khỏe suy yếu, phụ nữ nên tăng cường ăn loại rau này để sản sinh collagen, xóa sạch nếp nhăn và đẩy lùi bệnh tật
- Vì sao bạn đánh răng sạch sẽ mà ngủ dậy vẫn bị hôi miệng? 6 cách trị hôi miệng tại nhà
Trịnh Lệ (42 tuổi) là giáo sư của một trường đại học nổi tiếng, dù có được công việc đáng mơ ước với thu nhập cao nhưng Trịnh Lệ vẫn thường xuyên không vui. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tính khí của cô, Trịnh Lệ thường xuyên gây gổ với đồng nghiệp và bạn bè. Học sinh của Trịnh Lệ còn gọi cô với biệt danh là “Diệt Tuyệt Sư Thái”.
Một ngày, khi đang thức đêm chuẩn bị bài giảng Trịnh Lệ đột nhiên cảm thấy đau dạ dày. Không chịu được, ngay trong đêm đó cô phải tức tốc đến bệnh viện để điều trị. Kết quả kiểm tra cho thấy Trịnh Lệ mắc ung thư dạ dày, tế bào ung thư đã di căn, các phương pháp điều trị hiện đại đều không mang lại hiệu quả. Một thời gian sau đó, vị giáo sư 42 tuổi này qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác.
Gia đình cho biết, Trịnh Lệ không bao giờ đụng đến rượu hay thuốc lá, một vị giáo sư đại học khá chú ý đến sức khỏe của mình lại mắc phải căn bệnh này khiến nhiều người không biết nguyên nhân do đâu.
Theo Sohu, một thói quen của Trịnh Lệ khiến cô mắc ung thư là do cô rất dễ nổi nóng. Bất kể là việc nhỏ hay việc lớn, cứ gặp chuyện là Trịnh Lệ “bốc hỏa”.
Theo một số nghiên cứu, tức giận sẽ dễ làm tổn thương chức năng hoạt động của dạ dày. Nếu tức giận trong bữa ăn sẽ cản trở và ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển, hấp thụ thức ăn. Đồng thời làm tăng gánh nặng cho dạ dày khiến các chức năng của cơ quan này bị rối loạn. Nếu việc này tiếp diễn trong một thời gian dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của dạ dày tạo điều kiện cho vi khẩn như Helicobacter pylori xâm nhập.
Để phòng ngừa các bệnh về dạ dày chúng ta cần tránh hai điều dưới đây:
Ăn quá nhiều
Ăn theo cảm tính là nét đặc trưng của con người hiện đại, áp lực từ cuộc sống, áp lực của công việc khiến chúng ta thường dùng thức ăn để “giải sầu”. Ai cũng nghĩ rằng ăn uống sẽ khiến những phiền muộn của cuộc sống tan biến. Nhưng trên thực tế, trong quá trình chúng ta nạp thức ăn, chúng ta không những không được giải thoát khỏi những muộn phiền mà ngược lại, khi ăn quá no chúng ta sẽ rơi vào cảm giác tự trách, hối hận, bụng khó chịu vì quá no.
Bỏ bữa sáng
Muốn tránh được các bệnh về dạ dày chúng ta cần phải duy trì việc ăn uống đều đặn 3 bữa chính. Bữa sáng là bữa quan trọng nhất, nếu không duy trì tốt các điều kiện cơ bản cho bữa sáng thì việc tiết axit dịch vị sẽ kích thích niêm mạc dạ dày khiến dạ dày bị tổn thương. Chính vì vậy muốn giảm các bệnh liên quan đến dạ dày chúng ta không được bỏ bữa sáng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngoài khả năng có thể gây ung thư dạ dày, nếu thường xuyên tức giận bạn sẽ có nguy cơ mắc phải nhiều loại ung thư như: Ung thư thực quản, ung thư phổi và ung thư vú. Chính vì vậy chúng ta cần phải lạc quan, vui vẻ, hạn chế tối đa cảm xúc nóng giận để có được sức khỏe tốt nhất.