Ngày nay, ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng và phổi cũng có thể bị "ô nhiễm". Vì vậy, việc chăm sóc cho sự “sạch sẽ” của phổi rất quan trọng.
- Mâm cơm KHÔNG NÊN xuất hiện món rau, món thịt, món cá này vì sẽ "thu hút" ung thư dạ dày, bạn cũng cần ghi nhớ để tránh
- 4 món nếu đã nấu chín vào buổi tối thì đừng để thừa lại qua đêm, cố ăn vào chỉ làm tổn hại nội tạng, sinh chất gây ung thư
Nếu nhắc đến một trong những cơ quan vất vả nhất bên trong cơ thể con người thì không thể nào quên nhắc đến phổi. Phổi phải làm việc miệt mài, không ngừng nghỉ từ khi chúng ta sinh ra đến khi trút hơi thở cuối cùng. Chức năng chính của phổi là giúp oxy trong không khí chúng ta hít thở, đi vào hồng cầu. Sau đó tế bào hồng cầu mang oxy đi nuôi dưỡng cơ thể. Phổi cũng chính là cơ quan loại bỏ khí CO2 khi chúng ta thở ra. Vậy nên, khi phổi bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới đường hô hấp, thậm chí đe dọa tính mạng.
Ngày nay, ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng và phổi cũng có thể bị "ô nhiễm". Vì vậy, việc chăm sóc cho sự “sạch sẽ” của phổi đã trở thành một đề tài rất nhiều người quan tâm. Có 5 loại thực phẩm dưới đây đã được công nhận chính là "máy hút bụi của phổi", biết tận dụng sẽ khiến cơ quan này khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
1. Cây mía
Theo Sohu, khi nhắc đến mía người ta hay nghĩ đến vị ngọt của chúng nhưng thực tế, mía còn có tác dụng kỳ diệu khác đó là giảm ho, giảm đờm, rất hữu ích cho bệnh hen suyễn. Mía có chứa nhiều chất ngọt tự nhiên nên có thể giúp giữ ẩm cổ họng. Ngoài ra, mía còn có tác dụng trong việc giảm triệu chứng của khô miệng, khô cổ họng.
Do có chứa nhiều kiềm nên mía có thể ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư phổi. Đây cũng là thực phẩm bổ phổi, giúp thanh lọc phổi tốt.
2. Quả sung
Quả sung không chỉ là thực phẩm mà còn là thuốc quý đối với phổi. Theo y học hiện đại, sung rất giàu axit malic và axit oxalic, những thành phần này có ba lợi ích chính đối với cơ thể con người, một là nó có thể thúc đẩy dạ dày và ruột tiêu hóa thức ăn. Thứ 2 là đóng vai trò chống viêm và sưng tấy. Thứ 3 là có ích cho hệ hô hấp, nó có thể đóng vai trò giữ ấm và giữ ẩm cho cổ họng và phổi.
Chính vì vậy, quả sung còn được mệnh danh là "máy hút bụi" của phổi, nếu bạn sử dụng sung một cách hợp lý, không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, mà còn nuôi dưỡng phổi.
3. Món tiết lợn
Nhắc đến tiết, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thực phẩm giàu sắt và protein vượt trội. Tuy nhiên, thực phẩm này cũng có tác dụng chống bụi bẩn và cặn bã tích tụ lại trong các cơ quan nội tạng, điển hình như ruột, phổi...
Y học hiện đại cho biết, lượng protein trong tiết lợn sau khi trải qua quá trình phân giải của dịch axit trong dạ dày sẽ sinh ra một loại chất có thể khử trùng ruột. Chất này có thể tiêu diệt các phản ứng sinh hóa do các hạt kim loại tạo thành, sau đó loại bỏ các chất độc hại qua quá trình bài tiết.
Có thể nói, tiết lợn chính là "máy lọc" giúp cơ thể nhanh chóng thải ra các chất cặn bã độc hại, không chỉ tốt cho phổi mà tốt cho nhiều cơ quan khác. Tuy nhiên, không nên ăn tiết sống mà nên hấp chín tiết trước khi ăn. Đặc biệt, nên mua tiết ở những cửa hàng uy tín, tuyệt đối không ăn tiết lợn chết vì bệnh hoặc tiết để lâu có dấu hiệu ôi thiu.
4. Rau súp lơ
Súp lơ là loại rau chứa nhiều vitamin C, folate, carotenoids và phytochemical... có tác dụng chống lại các yếu tố gây hại trong phổi. Đặc biệt, loại rau họ cải này còn chứa một hợp chất hoạt tính gọi là L-sulforaphane, giúp các tế bào chuyển sang các gen chống viêm để ngăn ngừa các bệnh hô hấp.
5. Gừng
Theo Indiatimes, gừng là một trong những nguyên liệu chữa ho và cảm lạnh tại nhà được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Gừng được biết đến với đặc tính chống viêm, giúp loại bỏ độc tố khỏi đường hô hấp. Nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm kali, magiê, beta-carotene và kẽm. Một số chất chiết xuất từ gừng cũng được biết là có thể tiêu diệt tế bào ung thư phổi. Cách tốt nhất để tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại bệnh cúm theo mùa là uống trà gừng mỗi ngày tại nhà.