Mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt mình phải mất 10 ngày, lượng máu ra vô cùng nhiều, mỗi lần phải dùng 3,4 túi băng vệ sinh, các bạn có như vậy không?
- Âm đạo chảy máu bất thường, người phụ nữ ngỡ bị rối loạn kinh nguyệt nhưng không ngờ lại là bệnh ung thư nguy hiểm
- Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn có thể tiết lộ nhiều điều về sức khoẻ của bạn
Tiểu Bối năm nay 18 tuổi là một sinh viên năm nhất tại một trường cao đẳng ở Trường Sa. Buổi học đầu tiên vào trường cao đẳng lại là huấn luyện quân sự. Buổi chiều ngày 21/9 khi đang tập quân sự, Tiểu Bối bị chảy máu không ngừng ở phần dưới và ngất xỉu trong sân trường. Tiểu Bối được giáo viên và các bạn cùng lớp đưa về phòng nghỉ ngơi.
Sau khi tỉnh dậy, Tiểu Bội tự hỏi: "Rõ ràng là thời kỳ kinh nguyệt đã kết thúc hai ngày trước. Tại sao lại chảy nhiều máu như vậy?" Tiểu Bối nói chuyện với một nữ sinh trong phòng: “Mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt mình phải mất 10 ngày, lượng máu ra vô cùng nhiều, mỗi lần phải dùng 3,4 túi băng vệ sinh, các bạn có như vậy không?". Bạn cùng phòng của Tiểu Bối sau khi nghe xong đều rất ngạc nhiên, tất cả đều nói rằng kỳ kinh nguyệt của mình chỉ từ 5-7 ngày. Khi đó, Tiểu Bối mới nhận ra bản thân cô không giống với mọi người.
Vào buổi tối, Tiểu Bối cảm thấy chảy máu âm đạo không giảm đi, trong 4 tiếng dùng đến 5 miếng băng vệ sinh ban đêm, mỗi miếng băng đều thấm tràn máu. Cảm thấy có điều bất ổn, Tiểu Bối đã cùng bạn học đến bệnh viện gần trường để khám. Hai ngày điều trị tại Khoa Phụ sản của bệnh viện, tình trạng chảy máu âm đạo của Tiểu Bối vẫn không thuyên giảm. Vì sợ bản thân mắc bệnh nan y, Tiểu Bối đã gọi điện cho ba mẹ.
Tiểu Bối phải nhập viện vì bác sĩ chuẩn đoán cô bị "xuất huyết âm đạo bất thường ở trẻ vị thành niên"
Chiều ngày 22/9, Tiểu Bối cùng mẹ đến Khoa Phụ khoa của Bệnh viện nhân dân tỉnh Hồ Nam. Lúc này, sắc mặt, môi và móng tay của Tiểu Bối rất nhợt nhạt, cả người trông gần như vô hồn. Bác sĩ Trần Linh, sau khi kiểm tra phát hiện, tình trạng chảy máu âm đạo của Tiểu Bối rất nguy hiểm, cần phải nhập viện để điều trị.
Sau khi nhập viện và hoàn thiện các xét nghiệm tương quan, loại trừ các bệnh về máu, và các bệnh liên quan đến thai kỳ. Tiểu Bối được chẩn đoán là bị "xuất huyết tử cung bất thường ở tuổi vị thành niên". Kiểm tra các chỉ số máu cho thấy: hemoglobin 59g/l (thường là 110g/l ~ 160g/l), là một bệnh thiếu máu nghiêm trọng, có nguy cơ ngất xỉu bất cứ lúc nào. Sau khi được cầm máu, bù dịch, truyền máu cấp tính, tình trạng của Tiểu Bối được cải thiện.
Xuất huyết tử cung bất thường ở tuổi vị thành niên?
Bác sĩ Trần Linh cho biết, tình hình của Tiểu Bối thuộc dạng chảy máu tử cung bất thường ở trẻ vị thành niên điển hình. Bệnh này phổ biến hơn ở các bạn gái trong độ tuổi từ 13-18. Vì kinh nguyệt đã được thiết lập trong giai đoạn này, hệ thống sinh sản chưa trưởng thành, chức năng buồng trứng vẫn không ổn định và thường có tình trạng rụng trứng, dẫn đến xuất huyết tử cung bất thường.
Các cô gái phải hiểu kỹ về chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, lượng kinh nguyệt bất thường, đặc biệt thời gian rất dài. Mặc dù hầu hết các bạn gái có thể thiết lập một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trong vòng 2 đến 5 năm sau khi hành kinh, nhưng sự quan sát của cha mẹ là rất cần thiết.
Bác sĩ Trần Linh nhắc nhở: "Phụ huynh có con gái nên chú ý và giúp trẻ hiểu những điều cơ bản về kinh nguyệt." Ngoài ra mọi cô gái nên hiểu: kinh nguyệt có tính chu kỳ, thường là 21 đến 35 ngày, trung bình là 28 ngày, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 2 đến 8 ngày, trung bình từ 4 đến 6 ngày; mỗi lần kinh nguyệt lượng máu chảy từ 20 đến 60 ml, vượt quá 80 ml là lượng kinh nguyệt quá mức.
Các bạn gái luôn phải chăm sóc vùng kín sạch sẽ
Ngoài ra, cha mẹ nên nói chuyện nhiều hơn với con gái để phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị sớm. Đồng thời, sau kỳ kinh nguyêtn đầu tiên của các cô gái, bản thân họ phải học cách quan sát quy luật chu kỳ kinh, một khi phát hiện thường xuyên mất kinh, hoặc chu kỳ kinh cách quá xa, lượng kinh nguyệt quá nhiều, thì cần phải đến bệnh viện kịp thời, tránh xuất hiện tình trạng thiếu máu, trí nhớ suy giảm, suy giảm thể chất, thậm chí là ngất xỉu và các mối nguy hiểm gây hại cho sức khỏe khác.
Bác sĩ Trần Linh nhấn mạnh, những bé gái tuổi vị thành niên xuất huyết tử cung do máu âm đạo chảy bất thường dẫn đến giảm sức đề kháng, do đó cần phải tăng cường dinh dưỡng. Lúc này cần bổ sung vitamin C và protein, ăn nhiều các thực phẩm bổ sung sắt như gan lợn, đậu, lòng đỏ trứng, cà rốt, nho khô, tránh ăn những thực phẩm như trà, trong khi bị chảy máu âm đạo cần phải chú ý đến vện sinh sạch sẽ bên ngoài âm đạo, phòng ngừa viêm nhiễm vùng chậu.