Cây sống đời được trồng khá nhiều tại Việt Nam vừa để làm cảnh vừa hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Vậy bạn có biết cây sống đời có tác dụng gì với sức khỏe không?
- 10 công dụng tuyệt vời của cây rau sam với sức khỏe mà nhiều người không biết
- Cây cải trời có tác dụng gì? Cách dùng & lưu ý quan trọng, bạn cần nắm
Cây sống đời có tác dụng gì đối với sức khỏe là điều không phải ai cũng biết. Đây là loại cây được nhiều gia đình sử dụng để làm cây cảnh vì hoa của chúng rất đẹp, ngoài ra sống đời còn mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy. Tuy nhiên, ít người biết, loại cây này còn được sử dụng với nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
1. Tìm hiểu đặc tính của cây sống đời
+ Sống đời là cây gì?
Cây sống đời còn được gọi với tên khác là cây lá bỏng nhờ công dụng chính là hỗ trợ chữa bỏng. Loại cây này được nhiều nhà nghiên cứu khoa học xếp vào nhóm các thảo dược tốt cho sức khỏe. Các thầy thuốc nam thường thu hái về để làm dược liệu chữa bệnh.
Ngoài dùng để bào chế thuốc thì nhiều người còn ưa thích sử dụng chúng để trồng làm cảnh. Hoa của cây sống đời có màu sắc đẹp, đem đến ý nghĩa phong thủy tốt cho gia chủ nên được rất nhiều nhà trồng.
+ Các chất hóa học có trong cây lá bỏng
Theo các nghiên cứu thì cây sống đời chỉ có 3 thành phần hóa học chính là: các axit hữu cơ, glycozit flavonoid và các hợp chất phenolic. Trong đó axit izoxitric chiếm nhiều nhất đến 46,5% và tiếp theo là axit malic với 32,5%. Ngoài ra, còn có các axit khác như axit xitric, axit cis-aconitic hay axit pyruvic.
Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy trong lá bỏng bryophylin - một loại chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Do đó mà nhiều người đã sử dụng chúng để điều trị các bệnh về ruột.
+ Dược tính của cây lá bỏng theo Đông y
Lá bỏng có vị nhạt, hơi chua nhưng mát và không có độc. Do đó, chúng có thể được sử dụng để hỗ trợ giảm ho, chữa bỏng, làm liền mặt vết thương tốt.
Đối với việc điều trị các bệnh ngoài da, chúng ta chỉ cần rửa sạch lá cây rồi giã với chút muối và đắp lên chỗ cần điều trị là được. Hoặc đắp lá vào vùng ngực, thái dương để chữa trị ho hay đau đầu. Nước từ lá cây sống đời có thể dùng làm thuốc hạ sốt, nhỏ mắt, nhỏ tai.
Cây sống đời trị bệnh gì?
+ Chữa bỏng
Nhắc đến cây sống đời, người ta sẽ nhớ ngay đến công dụng đầu tiên chính là chữa bỏng. Ngoài tên gọi sống đời, người dân thường gọi cây thuốc này là cây lá bỏng, nhờ tác dụng hỗ trợ điều trị bỏng hiệu quả của nó. Cách dùng tương đối đơn giản, sau khi hái vào, bạn rửa sạch lá, vò nhẹ rồi đắp lên vùng da bị bỏng. Lá cây sống đời có tác dụng tích cực trong việc làm lành da nhanh chóng.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp bị bỏng nhẹ. Nếu người bệnh bị bỏng nặng thì cần phải sơ cứu và đưa đến cơ sở y tế để điều trị.
+ Chữa viêm xoang mũi
Ngoài tác dụng chữa bỏng, cây sống đời còn có thể dùng để điều trị viêm xoang mũi mãn tính rất an toàn và hiệu quả.
Bạn cắt vài lá sống đời tươi và rửa sạch, giã nhát. Sau đó dùng bông sạch chấm vào phần nước cốt lá sống đời vừa nghiền rồi nhét vào lỗ mũi. Mỗi ngày có thể áp dụng đều đặn từ 4 – 5 lần đến khi mũi thoải mái, không còn viêm và tiết dịch. Bạn cũng nên vệ sinh dụng cụ giã lá trước mỗi lần dùng để tránh nhiễm trùng.
+ Trị viêm họng
Cách dùng là rửa sạch vài lá sống đời, nhai sống rồi nuốt lấy phần nước cốt. Có thể áp dụng phương pháp này nhiều lần trong ngày cho đến khi tình trạng trở nên khá hơn thì ngưng.
+ Trị chảy máu cam
Nếu chảy máu cam mà ở nhà có sẵn cây sống đời, bạn dùng dùng vài tươi mang đi rửa sạch, sau đó giã lấy nước. Sử dụng một miếng bông sạch chấm vào dung dịch và nhét vào lỗ mũi để ngăn tình trạng máu chảy ra cũng như hỗ trợ làm liền vết thương nhanh chóng.
+ Chữa đau lưng, đau xương khớp
Để điều đau xương khớp, đau lưng hiệu quả bạn có thể sử dụng lá sống đời và hơ chúng trên lửa rồi đắp lên khu vực bị đau nhức. Nếu phải thường xuyên hoạt động hoặc di chuyển nhiều, bạn có thể sử dụng một miếng vải dài quấn chặt giữ lá trên vùng lưng bị đau.
+ Chữa trị trĩ nội
Những người đang mắc bệnh trĩ nội có thể sử dụng lá sống đời để điều trị. Bạn cho lá sống đời vào miệng nhai hoặc dùng cối giã rồi lấy bã cho vào khăn đắp hậu môn. Mỗi ngày nên dùng khoảng 10 lá chia đều ra 3 buổi. Lưu ý, trước mỗi lần đắp nên vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước muối ấm pha loãng.
+ Chữa đau nhức đầu
Khi bạn bị nhức đầu, hãy đun lá sống đời bằng lửa nóng sau đó đắp lá lên vùng trán bị nhức. Lá có tác dụng điều trị nhức đầu khá hiệu quả.
+ Hỗ trợ tuyến sữa
Chị em phụ nữ đang cho con bú có thể sử dụng lá sống đời để tăng lượng sữa. Bạn có thể dùng cách nhai lá với nước hoặc nấu thành các loại canh để ăn thường xuyên. Việc sử dụng lá sống đời sẽ giúp các mẹ tránh tình trạng mất sữa sau sinh và tăng lượng sữa đáng kể cho con bú.
+ Chữa đại tiện ra máu
Công thức là: lá sống đời 10g, 10g ngải cứu, cỏ mực 10g và 10g trắc bá, sau đó đem tất cả nguyên liệu đi sao vàng. Cho vào nồi và sắc nước uống khi còn ấm, nên uống trong vòng một tháng để đạt được kết quả tốt nhất.
+ Làm lành sẹo nhanh chóng
Để tránh để lại sẹo trên các vết thương hay vết bỏng. Bạn nên dùng lá sống đời giã dập nhuyễn rồi đắp lên vùng bị thương khi da đã lành lại. Nên sử dụng thường xuyên và lặp lại để tránh tình trạng sẹo xấu trên da.
+ Chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em
Dùng một ít lá sống đời rửa sạch sẽ và ngâm vào một chút nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo nước. Bạn ép lấy nước này và cho các bé uống 2 lần/ ngày khoảng tầm 60ml để hỗ trợ điều trị tình trạng trẻ bị ra mồ hôi trộm.
+ Điều trị chứng mất ngủ
Mất ngủ, khó vào giấc ngủ là căn bệnh thường hay xuất hiện ở tuổi trung niên, người già. Bệnh kéo dài gây ra tình trạng mệt mỏi và làm cơ thể suy nhược. Vào mỗi buổi tối trước khi ngủ, bạn nên sử dụng 3-4 lá sống đời rửa sạch, để ráo nước và ăn sống hoặc ép lấy nước uống. Áp dụng thường xuyên và điều đặn, bạn sẽ thấy tình trạng mất ngủ được cải thiện đáng kể.
+ Điều trị viêm đại tràng
Lấy 20 lá sống đời sống mang đi rửa sạch và để ráo nước. Bạn nên ăn sống luôn cả bã và chia thành 3 bữa trong ngày.
3. Cách trồng và chăm sóc cây sống đời như thế nào?
+ Cách trồng cây sống đời
- Cây sống đời là một loài thực vật rất dễ trồng và dễ sống. Chúng ta có thể dùng những lá cây già cắm xuống đất và chăm sóc thì sau một thời gian cây có thể phát triển tốt và mọc rễ từ các mắt lá. Nhiệt độ phù hợp cho loại cây sinh trưởng và phát triển tốt là từ 20 - 32 độ C. Tuy nhiên, trong những điều kiện khắc nghiệt cây vẫn có thể phát triển được.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cách gieo hạt. Hạt cây lá bỏng khá giống cỏ và được mua tại các cửa hàng. Tuy nhiên, đây là phương pháp trồng khá mất thời gian nên ít người áp dụng.
+ Cách chăm sóc cây sống đời:
- Cây sống đời rất ưa phân chuồng ủ mục.
- Khi cây còn nhỏ nên tưới nước thường xuyên 2 lần/ ngày. Lúc cây lớn hơn thì giảm xuống chỉ tưới 1 lần vào buổi sáng.
- Phòng trừ sâu bệnh: loại cây này có nguy cơ bị các loại sâu bệnh phá hoại như bọ trĩ, sâu ăn lá và rầy mềm.
4. Ý nghĩa phong thủy của cây sống đời
Ngoài hỗ trợ điều trị bệnh, cây sống đời còn mang đến nhiều ý nghĩa phong thủy và được dùng làm cây cảnh trang trí trong vườn nhà. Hoa của loại cây này có nhiều màu sắc rất đẹp và chúng đem lại nhiều ý nghĩa về tình duyên, công việc,…
- Đối với công việc: Cây sống đời tượng trưng cho ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, hướng về thành công.
- Đối với gia đình: Cây sống đời đem lại sức khỏe, hạnh phúc và sự đoàn kết bền chặt giữa các thành viên.
- Đối với tình yêu: Cây sống đời tượng trưng cho sự chân thành, bền vững và lòng thủy chung.
Bài viết trên hy vọng đã giúp các bạn biết được cây sống đời có tác dụng gì đối với con người. Loại cây này không chỉ được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh mà chúng còn mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy cũng như dùng làm cây cảnh trang trí rất đẹp cho ngôi nhà.