Cẩn thận với những nguyên nhân khiến bạn dù hết kì "đèn đỏ" rồi mà vẫn cảm thấy khó chịu

Sống khỏe 04/03/2018 05:20

Khó chịu trước và trong kì kinh nguyệt là chuyện khá phổ biến, nhưng nếu gặp vấn đề này kể cả sau khi hết kì thì có thể bạn đang gặp một số vấn đề sau.

Rụng trứng

Sự rụng trứng xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt, và việc bạn bị chuột rút là do nguyên nhân đến từ Hội chứng Mittelschmerz.

Chuột rút do rụng trứng thường ảnh hưởng đến một bên của cơ thể, chúng có thể kéo dài trong vài phút hoặc vài ngày rồi sẽ tự biến mất.

Cẩn thận với những nguyên nhân khiến bạn dù hết kì 'đèn đỏ' rồi mà vẫn cảm thấy khó chịu - Ảnh 1

Có thai

Những dấu hiệu của việc có thai có thể kể đến như thay đổi cảm xúc, tức ngực, ốm nghén... và ra máu nhẹ. Việc ra máu có thể xảy ra trong 5 – 10 ngày thụ thai thành công, là dấu hiệu của việc phôi thai đã được cấy vào thành của tử cung.

Trong trường hợp đặc biệt, việc cảm thấy chuột rút và chảy máu còn có thể là do có thai ngoài tử cung. Dấu hiệu có thể kể đến như chảy máu bất thường, đau xương chậu, đau vai, buồn nôn...

Cẩn thận với những nguyên nhân khiến bạn dù hết kì 'đèn đỏ' rồi mà vẫn cảm thấy khó chịu - Ảnh 2

Tử cung yếu

Trong một số trường hợp, một lượng máu vẫn còn trong tử cung sau khi kì kinh nguyệt kết thúc, và tử cung sẽ tự co rút để loại bỏ hết chúng.

Những cơn co thắt của tử cung có thể khiến bạn cảm thấy chướng bụng, máu có màu nâu, đen thành từng đốm. Các triệu chứng sẽ tự biến mất trong vài ngày khi cơ thể đã loại bỏ hết lượng máu còn sót lại.

Cẩn thận với những nguyên nhân khiến bạn dù hết kì 'đèn đỏ' rồi mà vẫn cảm thấy khó chịu - Ảnh 3

Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis)

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng do mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Đến nay, tình trạng này có thể được giảm thiểu nhưng chưa thể điều trị.

Triệu chứng: đau 1 – 2 tuần trước kì kinh nguyệt, đặc biệt là 1 – 2 ngày trước kì, kinh nguyệt ra nhiều, đau ở vùng bụng dưới, lưng dưới.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis)

Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis) là tình trạng mô tuyến của nội mạc tử cung hiện diện bên trong cơ của thành tử cung, khiến thành tử cung dày hơn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm kinh nguyệt ra nhiều, đau bụng kinh, kinh nguyệt nhiều và rong kinh...

Bệnh này có thể điều trị bằng thuốc ở trường hợp nhẹ, trường hợp nặng có thể phải cắt bỏ tử cung.

Cẩn thận với những nguyên nhân khiến bạn dù hết kì 'đèn đỏ' rồi mà vẫn cảm thấy khó chịu - Ảnh 4

U nang buồng trứng

U nang hình thành ở buồng trứng có thể gây ra chứng chuột rút và chảy máu sau khi kì kinh nguyện chấm dứt. U nang buồng trứng có thể khiến bạn cảm thấy bụng và xương chậu cồng kềnh, nặng hơn.

Tùy vào độ lớn và mức độ nguy hiểm, u nang buồng trứng có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Cẩn thận với những nguyên nhân khiến bạn dù hết kì 'đèn đỏ' rồi mà vẫn cảm thấy khó chịu - Ảnh 5

U xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính phát triển từ cơ tử cung. Triệu chứng của căn bệnh này phụ thuộc vào vị trí, kích cỡ, số lượng của u trong tử cung.

Một vài triệu chứng thường gặp có thể kể đến: chảy máu bất thường, đau bụng dưới, rong kinh, rong huyết, luôn thấy buồn đi tiểu... U xơ tử cung thường được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc cả hai.

Cẩn thận với những nguyên nhân khiến bạn dù hết kì 'đèn đỏ' rồi mà vẫn cảm thấy khó chịu - Ảnh 6

Hẹp cổ tử cung

Một số người có cổ tử cung hẹp hơn so với người bình thường, điều này khiến dòng chảy kinh nguyệt bị chậm lại, gây áp lực làm đau ở cổ tử cung. Hẹp cổ tử cung có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật. Ngoài ra, thiết bị đặt ổ bụng (IUD) có thể giúp giảm các triệu chứng.

Chứng viêm vùng chậu/PID

Chứng viêm vùng chậu (PID) là một loại nhiễm trùng tử cung (dạ con), ống dẫn trứng (ống mang trứng từ buồng trứng đến dạ con) và các cơ quan sinh sản khác. Các triệu chứng bao gồm: đau lưng và phần dưới bao tử, sốt, chảy máu sau kì kinh nguyệt... PID thường được điều trị bằng kháng sinh.

Đừng chủ quan nếu gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều vì nó có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh

Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài liên tục thì bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt vì nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, tuyệt đối không được chủ quan.

TIN MỚI NHẤT