Vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Oanh từng xúc động khi kể về giai đoạn cô mắc phải bệnh viêm cầu thận. Biến cố này tưởng chừng như đã nuốt chửng đi sự nghiệp của cô gái bé nhỏ vùng Kinh Bắc.
- Trời rét đậm, rét hại, người già cần làm gì để tránh đổ bệnh?
- 5 bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi trời lạnh và cách phòng tránh
Nguyễn Thị Oanh được truyền thông ưu ái với tên gọi “Nữ hoàng điền kinh” Việt Nam. Cô sở hữu hàng loạt danh hiệu cao quý từ cấp độ khu vực đến châu lục nhưng ít ai biết, Oanh đã từng trải qua căn bệnh nguy hiểm khiến cô suýt giải nghệ. Thời điểm năm 2014, sau khi kết thúc Đại hội thể dục thể thao toàn quốc, Oanh nhận thấy cơ thể xuất hiệu một số biểu hiện lạ, như: phù từ cổ lên mặt, sưng phù ở nhiều vị trí, thường cảm thấy mệt mỏi và có những biểu hiện cơ thể khác lạ...
Ngay lập tức cô thăm khám và được chẩn đoán mắc viêm cầu thận thể cấp tính. Phải kiên trì cố gắng điều trị hơn nửa năm, trải qua nhiều lần tái khám cuối cùng cô cũng nhận được kết quả đã khỏi bệnh hoàn toàn và có thể quay trở lại tập luyện. Sự cố gắng và may mắn kỳ diệu này đã trở thành động lực giúp cô đạt kỳ tích ở SEA Games 32 khi trở thành vận động viên Việt Nam đầu tiên giành 4 HCV cá nhân môn điền kinh trong một kỳ SEA Games (trong đó có 2 HCV chỉ trong vòng 20 phút).
BÁC SĨ HUỲNH MINH NHỰT
Tác giả bài viết
Bác sĩ tốt nghiệp Trường ĐH Y Dược Cần Thơ.
Bác sĩ khoa Nội Nhiễm - BV đa khoa Khu vực Thủ Đức
Kinh nghiệm công tác:
- Bác sĩ điều trị Hệ thống nhi khoa Dr.Phước.
- Đại biểu Đại hội Liên Chi Hội Gan Mật TP.HCM nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Với những thành tích và câu chuyện ý chí mạnh mẽ đó, nữ hoàng điền kinh Nguyễn Thị Oanh đã xuất sắc trở thành 1 trong 5 Đại sứ truyền cảm hứng của WeChoice Awards 2023.
Nhưng không phải ai cũng may mắn như Oanh để có thể quay lại đỉnh cao sự nghiệp. Viêm cầu thận là một bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng như: viêm cầu thận mạn tính, tái phát và suy thận. Ngày nay tỷ lệ bệnh tăng đáng kể, đặc biệt là ở người trẻ. Hãy cùng bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm cầu thận qua bài viết dưới đây!
Bệnh viêm cầu thận là gì? Nguyên nhân bệnh do đâu?
Bệnh viêm cầu thận là tình trạng các cầu thận tổn thương. Bệnh được chia thành 2 thể: cấp tính và mạn tính. Quá trình tổn thương xảy ra ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận dẫn đến suy giảm chức năng thận gây nguy hiểm cho người bệnh như: ứ đọng độc chất, ứ đọng nước...
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận vẫn chưa rõ ràng, các chuyên gia sức khỏe cho rằng bệnh lý được bắt nguồn từ:
Cơ thể bị nhiễm trùng
Những bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn khả năng cao gây viêm cầu thận như: viêm nội tâm mạc do vi khuẩn, nhiễm trùng thận do virus, v.v.
Bệnh tự miễn
Một số bệnh tự miễn có thể gây ra viêm cầu thận như: bệnh lupus ban đỏ, hội chứng goodpasture, bệnh thận IgA, v.v.
Viêm mạch máu
Những loại viêm mạch máu có thể gây viêm cầu thận như: viêm đa mạch, u hạt kèm viêm đa mạch, v.v...
Tình trạng xơ cứng
Tình trạng xơ cứng bắt nguồn từ sẹo ở cầu thận, những bệnh có khả năng gây sẹo: huyết áp cao, đái tháo đường, xơ vữa cầu thận đoạn khu trú.
Nguyên nhân khác
Viêm cầu thận có liên quan đến một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư dạ dày, ung thư phổi và bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính.
Triệu chứng của viêm cầu thận
Triệu chứng của viêm cầu thận có thể khác nhau tùy thuộc vào dạng cấp tính hay mãn tính và nguyên nhân. Một số biểu hiện điển hình như:
- Thay đổi màu sắc nước tiểu: màu hồng hoặc sậm màu
- Nước tiểu có bọt hoặc sủi bọt do dư thừa protein
- Huyết áp tăng cao
- Sưng phù ở mặt, tay, chân và bụng
- Đi tiểu ít hơn bình thường
- Buồn nôn và ói mửa
- Chuột rút cơ bắp
- Mệt mỏi và chán ăn
- Biến chứng của viêm cầu thận
Viêm cầu thận làm giảm khả năng lọc máu hiệu quả của thận dẫn đến tích tụ chất thải hoặc chất độc trong máu, điều chỉnh kém các khoáng chất và chất dinh dưỡng thiết yếu, mất tế bào, mất protein máu. Các biến chứng nguy hiểm của viêm cầu thận gồm suy thận cấp, bệnh thận mãn tính, tăng huyết áp, hội chứng thận hư.
Phòng ngừa viêm cầu thận
Rất khó để tìm ra được phương pháp phòng ngừa hoàn toàn viêm cầu thận; tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế tối đa bằng cách tránh để cơ thể bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, chúng ta cần thực hành lối sống lành mạnh, uống đủ nước, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều muối, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 - 12 tháng, kiểm soát tốt bệnh lý nền nếu có.
Viêm cầu thận rất nguy hiểm vì bệnh diễn tiến âm thầm, khó phát hiện và có thể gây biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời. Khi thấy cơ thể có biểu hiện nghi ngờ, chúng ta cần đến ngay các cơ sở uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm, đây là cách tốt nhất giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.