Khi đi khám sức khỏe nhiều người được kết luận bị viêm dạ dày HP dương tính và rất lo lắng. Nhiều bác sĩ cho biết, việc điều trị viêm dạ dày HP dương tính không hề đơn giản, nên người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ những chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
- Bí quyết nấu các món ăn làm từ yến mạch giảm cân siêu tốc
- Cánh gà om nước dừa thơm nức mũi, không chỉ ông xã mà cả nhà cũng thích mê
Viêm dạ dày HP dương tính là gì?
Bị viêm dạ dày HP dương tính là một bệnh lý khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Vì thế, chúng ta cần phải hiểu HP một loại vi khuẩn sống ở trong dạ dày người và có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác theo nhiều con đường khác nhau.
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là loại xoắn khuẩn gram âm, sống được trong môi trường acid (dạ dày người) với khả năng lây nhiễm cao. Không chỉ ở Việt nam, hầu hết các nước trên thế giới đều có nguy cơ mắc vi khuẩn HP nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Vi khuẩn HP được định nghĩa theo hai dạng là vi khuẩn HP âm tính và vi khuẩn HP dương tính. Khi xét nghiệm, bác sĩ không tìm thấy sự xuất hiện của vi khuẩn HP trong dạ dày thì sẽ nhận được kết quả là vi khuẩn HP âm tính. Ngược lại, nếu kết quả cho thấy trong dạ dày có loại vi khuẩn này thì bác sĩ sẽ kết luận dương tính với vi khuẩn HP.
Khi vào cơ thể vi khuẩn Hp có thể hoạt động phá hủy lớp niêm mạc gây tổn thương viêm loét dạ dày gây nên một số bệnh hay gặp do vi khuẩn Hp như: viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày và thậm chí là nguy cơ gây ung thư dạ dày rất cao.
Viêm dạ dày HP dương tính có nguy hiểm không?
Rất nhiều bệnh nhân bị viêm dạ dày hp dương tính đặt ra câu hỏi này đối với bác sĩ. Nhiều chuyên gia y tế cho biết, bệnh viêm dạ dày Hp dương tính không nguy hiểm, tuy nhiên nếu điều trị không dứt điểm, bệnh kéo dài và có thêm một số yếu tố nguy cơ (như vi khuẩn Hp, yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường) thì có thể dẫn tới các biến chứng như loét, xuất huyết, thủng dạ dày-tá tràng, thậm chí Ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP còn gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng: Lớp nhầy bảo vệ trong dạ dày sẽ bị tổn thương khi vi khuẩn xâm nhập quá lâu khiến acid tấn công niêm mạc dễ dàng hơn từ đó gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nó cũng có thể gây xung huyết niêm mạc dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng.
Điều trị viêm dạ dày HP dương tính
Tiệt trừ vi khuẩn HP có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị triệt để bệnh lý dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, trước tiên là để giải quyết tình trạng viêm hiện tại và xa hơn là phòng ngừa mắc Ung thư dạ dày. Tuy nhiên có 1 thực tế là hiện nay việc tiệt trừ HP với phác đồ thông thường đang gặp khá nhiều trở ngại bởi tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc gia tăng, các tác dụng không mong muốn của phác đồ khiến bệnh nhân khó tuân thủ điều trị.
Sự thiếu ý thức tuân thủ điều trị của bệnh nhân, bỏ dở liệu trình khi triệu chứng giảm, hay đổi thuốc khác khi thấy không đỡ…cũng là một trong những lý do khiến cho tỉ lệ vi khuẩn HP kháng thuốc ở mức cao như hiện tại. Vì vậy trong quá trình điều trị chị cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó cũng cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để bệnh mau khỏi.
Điều quan trọng nhất trong điều trị viêm dạ dày vi khuẩn HP đó chính là chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học:
Ăn thực phẩm sạch, ăn chín, uống sôi, tránh để thức ăn quá lâu sinh ra nấm mốc, ôi thiu gây kích ứng dạ dày
Tránh đồ chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu. Hạn chế tối đa đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nóng có thể gây kích ứng, tổn thương niêm mạc dạ dày.
Hạn chế tối đa sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia hay thuốc lá, café. Những loại đồ uống này rất nguy hại đối với sức khỏe của dạ dày, gây tổn hại niêm mạc dạ dày.
Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt phi steroid (aspirin, Ibuprofen…) vì chúng có thể gây tác dụng phụ lên dạ dày của người bệnh.
Ngăn ngừa lây nhiễm chéo cho người lành bằng cách không dùng chung bát, đũa, đồ dùng cá nhân…
Chế độ ăn uống khoa học: ăn đúng giờ, ăn vừa phải, không quá no hoặc nhịn đói quá lâu.
Chế độ sinh hoạt, làm việc điều độ: giảm căng thẳng, tăng thời gian nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh làm việc quá sức.
Viêm dạ dày HP dương tính nên ăn gì?
Nếu kết quả khám bị viêm dạ dạy dương tính HP người bệnh phải dùng thuốc theo phác đồ kháng sinh mà bác sĩ chỉ định để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP trong dạ dày. Bên cạnh đó, để phục hồi tổn thương dạ dày nhanh thì người bệnh cũng nên tìm hiểu việc bị bệnh dạ dày Hp dương tính kiêng ăn gì để không làm bệnh nặng hơn.
Khi bị nhiễm khuẩn HP thì nên ăn củ nghệ. Nó có khả năng có thể kiếm chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Về cơ bản, ăn nghệ sẽ giúp ngăn chặn shikimate một chất giúp vi khuẩn hp sản xuất và trao đổi chất cần thiết. Từ đó chặn sự sinh sản của vi khuẩn HP.
Quả việt quất cũng có một số lợi ích hỗ trợ diệt vi khuẩn helicobacter Pylori (HP),điều này được khẳng định qua công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Israel phát hành trên tạp chí thực phẩm và dinh dưỡng Molecular. Họ thấy rằng nước ép Việt Quất có thể giúp chống lại vi khuẩn hp trong dạ dày, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori.
Bông cải xanh và cải bắp: Họ rau cải như bông cải xanh, bắp cải, củ cải, súp lơ, cải xoăn… là một nguồn chứa nhiều chất isothiocyanate gọi là sulforaphane. Sulforaphane có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp. Nên rất cần thiết thêm vào các bữa ăn của bệnh nhân nhiễm khuẩn hp.
Ngoài ra cũng nên kết hợp mật ong, rễ cam thảo, dầu oliu, gừng…đây là những thực phẩm tốt cho những người nhiễm khuẩn PH.
Tuy nhiên, cũng có những thực phẩm cần phải kiêng đó chính là bia, rượu, tránh các loại nước ép cây, kiêng ăn thực phẩm dễ bị dị ứng. Kiêng thực phẩm cay nóng, kiêng thực phẩm khó tiêu và kiêng các món ủ lên men.
Kế hoạch ăn uống dành cho người bị bệnh dạ dày Hp dương tính được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên quan tâm tới việc loại bỏ một số món ăn có thể làm tăng vết loét tổn thương có hại cho cơ thể như đã kể trên.
Viêm dạ dày HP dương tính có lây không?
Câu trả lời là viêm dạ dày HP dương tính này hoàn toàn có khả năng lây lan từ người mang vi khuẩn sang người lành. Thông thường chúng lây qua 3 con đường như sau:
Đường miệng - miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.
Đường phân - miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,... Nên việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết để tránh lây nhiễm HP.