Khi tiêu thụ những thực phẩm có hại cho não, cơ thể sẽ gánh chịu nhiều hậu quả tiêu cực, sức khỏe giảm sút rất nhanh.
- 7 dấu hiệu bất thường trên da cho thấy đường huyết đang tăng cao, hãy can thiệp khẩn cấp để tránh các biến chứng nguy hiểm
- Những lầm tưởng về bệnh trầm cảm không ít người mắc phải
1. Thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa nhân tạo
Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo không bão hòa gây hại cho não bộ. Nếu là chất béo chuyển hóa tự nhiên có trong các sản phẩm như sữa và thịt, nó không gây hại. Thế nhưng, nếu đó là sản phẩm được sản xuất công nghiệp, hay còn gọi là dầu thực vật hydro hóa, nó hoàn toàn không tốt cho não bộ và sức khỏe tổng quát.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những chất béo nhân tạo này trong bơ thực vật, kem phủ trang trí bánh, đồ ăn vặt, bánh quy đóng gói sẵn…
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khi tiêu thụ chất béo chuyển hóa nhân tạo, họ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn, trí nhớ giảm sút, suy giảm khả năng nhận thức. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch và tình trạng viêm của cơ thể.
Thay vì tiêu thụ chất béo chuyển hóa nhân tạo, bạn có thể thay thế bằng chế độ ăn giàu chất béo omega-3 như cá hồi, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó…
2. Thực phẩm chế biến sẵn
Năm 2013, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Appetite đã chỉ ra rằng, thói quen tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn có liên quan mật thiết tới bệnh Alzheimer. Phần lớn những loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng thấp, mặc dù hương vị của nó rất ngon nên được nhiều người ưa chuộng.
Những loại thực phẩm chế biến sẵn như mì ăn liền, khoai tây chiên, bỏng ngô, bánh kẹo ăn vặt… thường chứa nhiều đường, chất béo chuyển hóa nhân tạo và muối. Nó không chỉ gây tăng cân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của não bộ.
Một nghiên cứu của Đại học Cambride được tiến hành trên 18.080 người đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn nhiều thực phẩm chiên rán và thịt chế biến sẵn khiến sinh viên có điểm số thấp trong học tập và trí nhớ kém.
Ngoài ra, một nghiên cứu tương tự trên 5.038 cũng người cho thấy, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, đồ chiên rán có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể và làm suy giảm khả năng suy luận của một người.
3. Thực phẩm chứa kim loại nặng
Những kim loại nặng như thủy ngân có thể thấy ở nhiều nơi trong tự nhiên, đặc biệt có trong một số loài hải sản nước ngọt được nuôi ở môi trường ô nhiễm. Các loại cá có kích thước lớn chứa giá trị dinh dưỡng cao nhưng dễ khiến kim loại nặng tích tụ trong thịt. Khi con người tiêu thụ, một lượng lớn thủy ngân đi vào cơ thể sẽ gây hại cho não, gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
Khi tiêu thụ hải sản, bạn cần chọn những loại cá sống ở biển sâu, ít chịu tác động của con người, hàm lượng nhiễm kim loại nặng thấp để tiêu thụ.
4. Thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế
Thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế bao gồm đường và nhiều loại ngũ cốc đã qua chế biến như bột mì trắng, gạo trắng. Những loại carbs này thường có chỉ số đường huyết (GI) cao, khi tiêu hóa sẽ khiến lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi tiêu thụ một bữa ăn có hàm lượng carbs tinh chế lớn, nó có thể làm suy giảm trí nhớ ở cả trẻ em và người lớn. Khi vùng đồi thị ở não bộ bị viêm, nó sẽ khiến một phần chức năng của não bị ảnh hưởng, từ đó gây suy giảm trí nhớ.
Tình trạng viêm là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh thoái hóa ở não, bao gồm bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.
5. Đồ uống chứa nhiều đường
Mọi người đều biết rằng, đồ uống như nước ngọt có ga, soda trái cây, nước tăng lực, đồ uống thể thao có lượng đường đáng kinh ngạc, khoảng 50g đường trong 1 chai nước giải khát. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, lượng đường bổ sung không được vượt quá 50g mỗi ngày.
Khi tiêu thụ quá nhiều những loại đồ uống này, nó không chỉ gây béo phì mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và tác động tiêu cực tới não.
Thành phần chính của đồ uống có đường là siro, chứa 55% fructose và 45% glucose. Tiêu thụ nhiều đồ uống chứa fructose có thể dẫn tới huyết áp cao, mỡ máu cao, rối loạn chức năng động mạch. Đây đều là những yếu tố có liên quan tới hội chứng chuyển hóa, dễ làm tăng nguy cơ sa sút trí nhớ.
6. Rượu
Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của rượu đối với não bộ chính là thiếu vitamin B1. Đặc biệt đối với những người nghiện rượu mãn tính, nó sẽ làm nặng thêm tình trạng tổn thương não. Rượu cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ.
Đối với người bình thường, lượng rượu mỗi ngày không được quá 25ml đối với nam và 15ml đối với nữ, phụ nữ có thai và trẻ em tuyệt đối không được uống rượu.