Rau củ là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số loại rau lại chứa nhiều ký sinh trùng, tiêu thụ chúng khi chưa được vệ sinh sạch sẽ không có lợi cho sức khỏe.
- 5 căn bệnh nguy hiểm của những người hay bị chóng mặt khi đứng dậy
- Những loại mụn tuyệt đối không được nặn vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Hiện nay rất nhiều người lựa chọn chế độ ăn uống giảm lượng thịt, tăng lượng rau. Họ cho rằng ăn nhiều rau sẽ giúp giảm cân, giữ gìn vóc dáng cơ thể, ăn càng nhiều thì càng có lợi. Điều này không đúng hoàn toàn với tất cả các loại rau. Vì có một số loại rau củ có thể chứa nhiều ký sinh trùng, tiêu thụ khi chúng chưa được sơ chế sẽ không mang lại lợi ích cho sức khỏe.
1. Súp lơ
Súp lơ là loại rau ăn rất ngon, dinh dưỡng phong phú, được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, vì bề mặt của súp lơ không phẳng mà có nhiều đường lồi lõm nên rất khó rửa sạch, đó cũng có thể là nơi cư trú của vô số chất bẩn và vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể con người. Nếu chế biến không kĩ, rất có thể những cặn bẩn bám, ký sinh trùng li ti không được rửa sạch sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do đó, khi ăn súp lơ, chúng ta nên chần trong nước sôi để khử vi khuẩn, vi trùng còn sót lại trước khi ăn. Tốt nhất nên ngâm nó với nước một lúc, sau đó đun sôi để làm giảm tác hại của vi khuẩn, vi trùng gây ra cho cơ thể.
2. Xà lách
Loại rau này cũng thường chứa những loại trứng côn trùng mà mắt thường không nhìn thấy. Nhưng hầu hết mọi người khi ăn xà lách chỉ tráng qua nước, vi khuẩn có hại trên bề mặt rau không được làm sạch, nếu chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Do đó, khi sơ chế xà lách, bạn nên tách từng lá rau ra và rửa sạch từng lá một, tránh rửa cả cây "qua hàng nước", như vậy sẽ vừa không làm sạch đực dất cát bám lại giữa các bẹ lá vừa không loại bỏ được hết trứng côn trùng lên lá rau.
3. Măng tây
Măng tây cũng là loại rau chứa nhiều trứng ký sinh trùng. Nếu bạn thường xuyên ăn mà không rửa thật sạch, thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên gấp bội. Điều này là bởi vi khuẩn trong măng tây có liên quan mật thiết đến môi trường sinh trường của nó, măng tây mới lớn luôn luôn được “bao phủ” trong lớp bùn đất.
Vì vậy, trước khi ăn măng tây, chúng ta cần ngâm, chần qua nước để loại bỏ vi khuẩn, vi trùng gây hại cho cơ thể còn sót lại.
4. Bắp cải tím
Trên bề mặt bắp cải có nhiều đường vân vì thế đây là địa điểm lý tưởng để các ký sinh trùng nhỏ bé ẩn mình. Đặc biệt là bắp cải tím, thường được dùng để chế biến các món salad. Nhưng đa số mọi người lại không chú ý rửa sạch chúng trước khi chế biến.
Có người nhìn bề ngoài bắp cải màu sáng, tươi, cảm giác rất sạch, không cần phải rửa kỹ nhưng thực chất phần giữa của bắp cải tím khá bẩn. Khi ăn bắp cải không rửa sạch vào cơ thể, những ký sinh trùng đó sẽ được dịp tác oai tác quái, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Do đó, cũng giống như với xà lách, hãy tách và rửa từng lá rau một là tốt nhất.
5. Rau muống
Rau muống rất giàu chất sắt, thường được dùng cho phụ nữ thiếu máu, khí huyết kém, ăn vào rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, rau muống có khả năng thích nghi kém với môi trường sinh trưởng, dễ bị sâu bệnh.
Vì vậy, nhiều người trồng rau thường sử dụng thuốc trừ sâu. Nên khi mua rau muống, mọi người nên quan sát kỹ, có thể rau có nhiều lỗ sâu sẽ đảm bảo vệ sinh hơn rau không có lỗ sâu. Dù vậy, rau muống, đặc biệt là rau muống nước rất dễ trở thành "tổ" của các loại ký sinh trùng, do đó, hãy nhớ rửa thật sạch trước khi chế biến và tiêu thụ.
6. Củ sen
Củ sen là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp làm đẹp da, sạch phổi. Nhưng đây là loại mọc dưới nước giống như rau xuống nước nên củ sen có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng.
Nếu không làm sạch các lỗ trên củ sen trước khi ăn thì các ký sinh trùng sẽ tồn đọng trong đó xâm nhập vào cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt những người thích ăn củ sen trộn với rau, cần phải luộc củ sen, rửa thật sạch trước khi trộn để loại bỏ hoàn toàn các cặn bẩn hay ký sinh trùng.