Thực phẩm cho vào tủ lạnh, chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt hoàn toàn.
- Vì sao chăn bông phơi nắng lại có mùi khét?
- Đậu đen 'nhỏ nhưng có võ', ăn theo cách này giúp thải được mọi độc tố, dinh dưỡng nhân đôi
Không thể phủ nhận những lợi ích mà tủ lạnh trong cuộc sống ngày nay. Nhiều bà nội trợ bận rộn công việc sẽ đi chợ rồi tích trữ thực phẩm ăn dài ngày để tiết kiệm thời gian. Thế nhưng chúng ta nên biết rằng, thực phẩm cho vào tủ lạnh, chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt hoàn toàn.
Nhưng khi vi khuẩn bám vào thức ăn này và vẫn còn sống trong dạ dày, có thể gây ra hàng loạt những vấn đề về sức khỏe như sốt, tiêu chảy. Về lâu dài và nặng có thể gây ra ung thư.
Hoặc một số gia đình sẽ có thói quen nấu một lần quá nhiều thức ăn, ăn không hết sẽ cất tủ lạnh để cho bữa sau. Những thói quen ăn uống thiếu lành mạnh này sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Nhất là khi bảo quản 3 loại thực phẩm này bảo quản trong tủ lạnh lâu ngày có thể trở thành “đồng phạm” của ung thư dạ dày.
Thức ăn dạng hạt, ngũ cốc: Bánh mì, bánh bao, bột, ngũ cốc các loại… sau khi để lâu trong tủ lạnh rất dễ bị mốc, sinh ra một lượng lớn chất độc aflatoxin gây ung thư.
Gia vị: Tiêu, ớt, hoa hồi… dạng khô, nếu để trong môi trường lạnh ẩm cũng dễ sinh vi khuẩn, từ đó gây hại cho đường ruột, dạ dày.
Hải sản sống: Tôm, cua, sò, ốc… bản thân nó đã chứa nhiều vi khuẩn, dù có để đông lạnh cũng không thể đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn. Bảo quản hải sản sống trong thời gian dài trong tủ lạnh không chỉ phá hủy chất dinh dưỡng mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
Vì vậy, bạn đừng nghĩ rằng, mọi thứ sẽ ổn nếu bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. Khuyên bạn nên mua bao nhiêu ăn bấy nhiêu, chú ý vệ sinh tủ lạnh thường xuyên là điều cần thiết cho sức khỏe.
Ngoài ra, nhiệt độ tủ lạnh không đạt đến mức thấp cần thiết, nó sẽ ảnh hưởng đến độ tươi ngon của thực phẩm và tuổi thọ của tủ lạnh. Vì vậy, nên điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh theo từng mùa.