3 điều đại kỵ khi uống sữa mà bao người từng mắc: Không chỉ rối loạn tiêu hóa, thậm chí gia tăng 1 chất mà tế bào ung thư “yêu thích”

Sống khỏe 26/03/2022 17:41

Sữa là lựa chọn được nhiều người ưa thích để vừa cung cấp dinh dưỡng, bổ sung canxi, vừa có tác dụng làm đẹp và hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn. Do đó, hầu như mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng loại thức uống này.

3 điều đại kỵ khi uống sữa mà bao người từng mắc: Không chỉ rối loạn tiêu hóa, thậm chí gia tăng 1 chất mà tế bào ung thư “yêu thích” - Ảnh 1

Dù vậy, thời điểm và cách uống sữa cũng đóng vai trò quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Nếu không đúng cách thì dù thực phẩm có bổ dưỡng đến mấy cũng hóa thành “thuốc độc” với sức khỏe

Sau đây có 3 điều đại kỵ khi uống sữa mà bao người từng mắc, cần thay đổi sớm:

1. Uống sữa chung với thuốc hoặc gần sát giờ uống thuốc

Tuy sữa cũng thuộc dạng nước nhưng tuyệt đối không thể dùng để thay thế nước lọc trong khi uống thuốc. Thậm chí, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị rằng, không nên uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc 1 thời gian ngắn vì có thể đem tới tác hại không nhỏ cho sức khỏe.

Cụ thể, khi sữa và thuốc gặp nhau, ion canxi và ion magie trong sữa sẽ gây ra phản ứng hóa học tạo thành chất không tan trong nước, tạo một lớp màng bao phủ bên ngoài viên thuốc. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây ra những nguy hại đến cơ thể.

Do đó, chỉ nên uống sữa sau khi đã sử dụng thuốc khoảng 2 giờ đồng hồ để đảm bảo các thành phần trong hai loại này không phản ứng với nhau. 

3 điều đại kỵ khi uống sữa mà bao người từng mắc: Không chỉ rối loạn tiêu hóa, thậm chí gia tăng 1 chất mà tế bào ung thư “yêu thích” - Ảnh 2 

2. Uống sữa khi bụng đói

Vào buổi sáng, nhiều người thường uống sữa ngay khi chưa ăn gì, đặc biệt là với những người bận rộn hoặc đang giảm cân. Tuy nhiên, điều này đã được chứng minh là dễ gây tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

Khoa học chỉ ra nguyên nhân là do dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra bên ngoài. Axit dịch vị càng tiết ra nhiều khi bụng đói, sau khi gặp casein trong sữa sẽ kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa.

Đồng thời, cảm giác “no giả” sẽ xuất hiện sau khi uống sữa lúc bụng rỗng. Điều này khiến cho bạn mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn nữa nhưng thực tế, dạ dày vẫn duy trì trạng thái trống rỗng, cơ thể chưa được nạp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Vì thế, thói quen này rất tai hại cho sức khỏe hệ tiêu hóa. 

3. Đun sôi sữa

Nhiều người cho rằng, đun sôi lại sữa sẽ giúp tiệt trùng tốt hơn, an tâm hơn khi sử dụng. Trên thực tế, quá trình đun sôi có thể làm cho thành phần lactose bên trong sữa bị thay đổi chất và những chất này rất dễ gây ra ung thư. 

3 điều đại kỵ khi uống sữa mà bao người từng mắc: Không chỉ rối loạn tiêu hóa, thậm chí gia tăng 1 chất mà tế bào ung thư “yêu thích” - Ảnh 3

Hầu hết các loại sữa trên thị trường là những sản phẩm đã được tiệt trùng, không cần thiết phải đun sôi. Ảnh: Internet

Đồng thời, chất dinh dưỡng trong sữa cũng bị giảm. Canxi phốt phát sẽ chuyển sang tính axit, lắng đọng khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, không thể tiêu hóa được, mất hết giá trị có sẵn của sữa. Một số chất béo, protein và carbohydrate có thể bị biến đổi, các loại vitamin cũng bị phá vỡ. 

Do đó, chỉ nên hâm nóng sữa vừa phải ở 30 - 40 độ C bằng cách ủ ấm hoặc hâm cách thủy.

Bên cạnh 3 điều đại kỵ khi uống sữa trên, mọi người cũng nên lưu ý rằng, có một số loại thực phẩm không nên ăn cùng sữa. Khi kết hợp với nhau, chúng không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng dinh dưỡng mà còn có thể gây ra những tác hại không mong muốn.

6 loại thực phẩm không nên ăn chung với sữa

- Socola: Trong khi socola chứa axit oxalic thì sữa rất giàu protein, khi kết hợp sẽ phản ứng với nhau tạo thành hợp chất calcium oxalate, gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc hấp thụ canxi. Do đó, khi sử dụng kết hợp sai cách, có thể gây nên việc tiêu chảy, táo bón và cả chậm phát triển ở trẻ nhỏ.

- Chuối: Chuyên gia nhắc nhở chỉ nên ăn chúng riêng biệt và cách nhau ít nhất 30 phút vì khi chuối chung với sữa, đặc biệt là khi đói sẽ gây ra tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, cảm lạnh, nghẹt mũi. 

- Cam: Axit lactic có nhiều trong cam tạo nên phản ứng với sữa, do đó không những làm mất đi hoàn toàn dưỡng chất của sữa mà còn có thể gây ra tiêu chảy, ói mửa. Vì thế, chúng ta không ăn cam sau khi uống sữa trong khoảng thời gian ít nhất 1 tiếng đồng hồ.

3 điều đại kỵ khi uống sữa mà bao người từng mắc: Không chỉ rối loạn tiêu hóa, thậm chí gia tăng 1 chất mà tế bào ung thư “yêu thích” - Ảnh 4

Không nên kết hợp sữa với hoa quả tính nóng như chuối, cam… Ảnh: Internet

- Trứng: Uống sữa, ăn trứng thường là bữa sáng thông dụng của nhiều người nhưng thực chất hai món này không nên ăn cùng nhau. Trong trứng vốn giàu protein, sữa chứa nhiều lactose nên nếu kết hợp cùng lúc sẽ gây ra khó hấp thụ lactose, giảm mùi vị và dinh dưỡng của cả 2, thậm chí dẫn tới các phản ứng tiêu cực về tiêu hóa.

- Kết hợp sữa với thịt, cá: Cũng giống như trứng, các loại thịt, cá chứa nhiều protein nên sẽ gây áp lực lớn đối với hệ tiêu hóa nếu kết hợp cùng thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa. Khi uống sữa, dạ dày không tiết ra dịch tiêu hóa nên sử dụng chung với thịt, cá sẽ gây ảnh hưởng không tốt, dễ bị khó tiêu. Đặc biệt, kết hợp cá với sữa có thể gây hại cho cơ thể, ảnh hưởng lên da, gây dị ứng hoặc để lại ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn và gây ra bệnh tim. 

- Kết hợp sữa với muối: Sữa và muối có những tính chất hoàn toàn tương phản và đối lập nên nếu dùng chung sẽ có nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể. Tuy nhất thời không nhìn thấy nhưng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ suy giảm sức khỏe trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý không để sữa dưới ánh nắng mặt trời hay bảo quản bằng cách làm đông hoặc ở nhiệt độ quá thấp để tránh làm biến đổi chất các thành phần trong sữa. Điều này không chỉ giảm mùi vị mà còn có thể phản tác dụng, gây hại sức khỏe.

*Theo Aboluowang, Eat This

Dấu hiệu phân biệt Covid-19 và bệnh lý tai mũi họng

Một số bệnh lý tai mũi họng phổ biến ở vùng đường hô hấp trên khiến nhiều người dễ nhầm lẫn với triệu chứng của Covid-19.

TIN MỚI NHẤT