Dưới đây là 10 thói quen hàng ngày làm hại hệ thống miễn dịch mà bạn cần bỏ đi ngay.
- Da khô nứt toác trong mùa đông là do những thói quen nhiều người thường mắc phải
- 'Hội đeo kính cận' cứ tự hỏi vì sao mắt lên độ nhanh là do những thói quen xấu này đây
Hệ thống miễn dịch là cơ chế phòng thủ số một của cơ thể. Trên thực tế, hệ miễn dịch và sức khỏe của bạn có liên quan trực tiếp với nhau. Hệ miễn dịch khỏe mạnh thì bạn mới dễ dàng chống lại virus và các tác nhân gây bệnh khác tấn công cơ thể.
Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, bạn sẽ hay bị cảm lạnh, nhiễm trùng xoang hơn, thậm chí, bạn còn có thể bị thiếu máu, mệt mỏi, lơ mơ, lâu lành vết thương... Đây là lý do tại sao các chuyên gia y tế khuyên mạnh mẽ lựa chọn để thúc đẩy một hệ miễn dịch mạnh.
Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe của hệ thống miễn dịch . Nhưng bạn cũng có thể ngạc nhiên khi biết rằng nhiều thói quen bình thường mình vẫn làm hàng ngày thực sự có thể làm hại hệ thống miễn dịch của bạn.
Trên thực tế, hầu hết thói quen hàng ngày của bạn trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn, đặc biệt là khi bạn già đi, vấn đề chỉ là tác động theo chiều hướng tốt hay xấu. Để giữ hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh, điều quan trọng là phải áp dụng thói quen lành mạnh và bỏ thuốc lá.
1. Thức khuya
Ngủ không ngủ cũng làm giảm việc sản xuất hormone có tính chất bảo vệ cơ thể - cytokine. Trong khi bạn ngủ, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ giải phóng các loại cytokine khác nhau giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng và bệnh tật.
Trong một nghiên cứu năm 2017 được đăng trên tạp chí Sleep, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu máu từ 11 cặp song sinh giống nhau với các kiểu ngủ khác nhau và phát hiện ra rằng cặp song sinh với thời gian ngủ ngắn hơn có hệ thống miễn dịch yếu so với anh chị em của mình.
2. Không chú ý vệ sinh cá nhân
Nếu bạn bỏ bê việc vệ sinh cá nhân, hệ thống miễn dịch của bạn chắc chắn sẽ phải chịu đựng theo chiều hướng xấu.
Thực hiện vệ sinh tốt bằng cách đánh răng 2 lần/ngày, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ móng tay, móng chân sạch sẽ, tắm hàng ngày, nấu thức ăn hợp vệ sinh, mặc quần áo sạch sẽ... có thể làm tăng khả năng miễn nhiễm của bạn.
Tránh sử dụng đồ đạc của người khác vì vi trùng và virus có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân.
3. Sử dụng các thiết bị công cộng
Một số vật dụng ở nơi công cộng vô cùng bẩn, nhất là các thực đơn trong nhà hàng, dụng cụ đựng gia vị, cửa ra vào nhà vệ sinh, bình đựng xà phòng, giỏ hàng tạp hóa, bút kí ở ngân hàng... Tất cả chúng đều có thể là trung gian truyền virus và vi khuẩn từ người sang người.
Tránh chạm vào đồ vật công cộng để giảm rủi ro dễ dàng lây lan vi trùng cúm và cảm lạnh. Tốt nhất bạn nên mang bút, giấy, khăn giấy, bình nước, sản phẩm rửa tay và những thứ quan trọng khác khi đi ra ngoài.
4. Tiêu thụ quá nhiều đường
Đường tinh luyện có thể làm giảm khả năng của các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ diệt vi trùng vì đường cản trở vitamin C xâm nhập vào các tế bào bạch cầu, dẫn đến suy giảm miễn dịch.
Đáng nói hơn, chỉ trong vòng 30 phút sau khi ăn, đường đã "phát huy" tác dụng ức chế miễn dịch của đường và có thể kéo dài hàng giờ.
Nếu bạn cần ăn một thứ gì đó ngọt ngào, hãy lựa chọn các loại trái cây như cam, táo, xoài, kiwi, dưa hấu, dâu tây và những thứ khác chứa đường tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của bạn. Vitamin C trong những quả này cũng sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt.
5. Lười uống nước
Trong một nghiên cứu trên động vật năm 2013 được công bố trên tạp chí Frontiers in Zoology, các nhà nghiên cứu kết luận rằng phụ thuộc vào lịch sử cuộc sống của một sinh vật, trạng thái thẩm thấu có thể có ảnh hưởng lớn hơn đến chức năng miễn dịch so với năng lượng sẵn có.
Một người khỏe mạnh nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước mà bạn cần uống có thể phụ thuộc vào khí hậu mà bạn sinh sống, sức khỏe và mức độ vận động của bạn.
6. Uống đồ uống có cồn hàng ngày
Nếu bạn có thói quen uống một vài ly rượu mỗi ngày tức là bạn đang suy trì thói quen làm hại hệ thống miễn dịch của mình. Uống quá nhiều rượu thực sự làm suy yếu hoặc giết chết một số tế bào kháng thể cần thiết để tiêu diệt các tế bào nhiễm virus. Tiêu thụ quá nhiều rượu cũng cản trở sản xuất tế bào bạch cầu và làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn theo thời gian.
Thức uống có cồn có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, vì rượu sẽ ức chế khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Trong một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên tạp chí Nghiên cứu về rượu Alcohol Research, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng rượu làm gián đoạn hoạt động miễn dịch theo những cách phức tạp. Những sự gián đoạn này có thể làm giảm khả năng phòng ngừa nhiễm trùng của cơ thể, góp phần làm tổn hại các cơ quan và cản trở việc phục hồi từ tổn thương mô.
Nếu bạn cần uống, hãy theo dõi lượng đồ uống bạn tiêu thụ.
7. Bạn hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc
Mọi người đều biết rằng hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, nhưng việc tiếp xúc với khói thuốc lá cũng xấu cho sức khỏe và hệ thống miễn dịch. Khói thuốc lá là một chất độc và có thể tàn phá miễn dịch của cơ thể bằng cách ức chế tế bào miễn dịch. Các độc tố mà bạn hít vào khi tiếp xúc với khói thuốc làm thay đổi số lượng các tế bào miễn dịch và làm suy yếu chức năng của cơ quan này.
Tiếp xúc với khói thuốc gián tiếp có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn, dị ứng và ngay cả ung thư phổi.
Bạn phải cố gắng tránh khói thuốc lá càng nhiều càng tốt, ví dụ như tránh những nơi công cộng cho phép hút thuốc và ở tại các khách sạn không khói thuốc khi đi du lịch...
8. Ăn nhiều đồ ăn vặt
Nhiều đồ ăn vặt có vị ngon và khó cưỡng lại. Nhưng những thực phẩm này thường có hàm lượng chất béo cao và là một trong những lý do chính đằng dẫn đến béo phì. Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể làm hại hệ thống miễn dịch ngay cả trước khi bạn bắt đầu tăng cân.
Chất béo bão hòa kích hoạt hệ thống miễn dịch để bắt đầu tấn công các tế bào khỏe mạnh.
Hơn nữa, bệnh béo phì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sôi và sản sinh kháng thể của các tế bào bạch huyết, do đó làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
Một nghiên cứu năm 2014 xuất bản trong tạp chí Nutrition Journal báo cáo rằng chế độ ăn uống của phương Tây với đặc tính tiêu thụ quá mức các loại đường tinh chế, muối và chất béo bão hòa có ảnh hưởng tiêu cực đến miễn dịch. Nó có thể dẫn đến chứng viêm, giảm khả năng kiểm soát nhiễm trùng, tăng tỉ lệ ung thư và tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng, viêm.
9. Tiêu thụ quá nhiều caffeine
Uống quá nhiều cà phê và đồ uống có chứa caffein khác cũng không tốt cho miễn dịch của bạn. Quá nhiều caffein kích thích hệ thống thần kinh của bạn bằng cách tăng mức độ căng thẳng trong cơ thể. Mức căng thẳng cao gây ra sự giải phóng hormone stress như cortisol. Cortisol được biết đến để ức chế hệ thống miễn dịch và làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng cùng các vấn đề sức khỏe khác. Tăng cortisol cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim, lượng đường trong máu và cholesterol cao.
Khi được kiểm soát, cà phê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy, bạn chỉ nên uống 1-2 tách cà phê mỗi ngày.
10. Không sử dụng kem chống nắng
Một ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cơ thể sản sinh ra vitamin D, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Nhưng khi bạn dành nhiều thời gian trong ánh mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ như bôi kem chống nắng chính là bạn đang làm hại hệ thống miễn dịch của mình.
Trong thực tế, tiếp xúc với ánh nắng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề gây phiền toái như bệnh mụn giộp hay nhiễm nấm men. Điều này xảy ra khi ánh sáng cực tím làm thay đổi miễn dịch trong cơ thể. Nó thậm chí có thể làm hỏng hoặc giết các tế bào nhất định gần bề mặt da, là hàng đầu phòng chống các tác nhân gây bệnh và độc tố hóa học.
Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cần phải đi ra ngoài dưới ánh mặt trời, luôn luôn nhớ mang và bôi kem chống nắng với SPF 15 hoặc cao hơn. Đừng quên kem chống nắng ngay cả trong những tháng mưa hoặc mùa đông.