Có câu "duyên do trời định nên khó gỡ, nợ do người buộc nên dễ buông". Nguời xưa luôn tin rằng, duyên phận vợ chồng do trời định, bởi thế hôn nhân xưa thường bền chặt vì họ cam tâm tình nguyện nghe theo sắp đặt.
- Đàn bà chịu gì thì chịu, một lần cũng đừng chấp nhận những điều này trong hôn nhân
- Đàn ông tham lam bất chấp muốn có bằng được 3 người đàn bà này
Nhân sinh ngắn ngủi, gặp nhau hẳn là có duyên
Sống trên đời này, được nên duyên vợ chồng với nhau lại là một duyên số lớn hơn. Duyên khiến ta gặp nhau, đem lòng yêu mến nhau. Rồi cái duyên đó nuôi lớn tình yêu của ta. Nó lớn dần và trở thành duyên chồng vợ. Người ta nói “tu trăm năm được ngồi chung thuyền, tu nghìn năm mới cùng chăn gối”.
Được ngồi chung thuyền với nhau đã là một cái duyên rồi, phải tu trăm năm mới có được cái duyên đó. Tu nghìn năm thì cái duyên đó mới nên duyên chồng vợ. Được sống cùng nhau, trải qua vui buồn cùng nhau, đó đã là một cái duyên vô cùng lớn.
Thế gian này, sở dĩ gặp được nhau đều là có nguyên nhân. Mỗi một lần gặp gỡ, đều là để hoàn thành một tâm nguyện. Có lẽ, tình duyên kiếp trước chưa trọn vẹn, cho nên, kiếp này lại có thể gặp gỡ. Hết thảy những tương kiến, đều là vì còn thiếu nợ.
Một lần gặp gỡ, nhưng có thể phải đợi hơn một ngàn năm, là kết quả quả kiếp trước 500 lần ngoái đầu nhìn lại, là mấy đời tu hành mới đổi lấy được phúc duyên kiếp này.
Duyên phận vợ chồng cốt do trời định...
Người xưa tin rằng duyên phận giữa vợ chồng là do trời định, sức người khó lòng thay đổi được. Quan điểm này không chỉ phổ biến ở người phương Đông mà cũng phổ biến trong văn hóa phương Tây.
Cũng bởi vì tin vào mệnh, tin rằng duyên phận vợ chồng vốn là do trời định, nên cách thức dẫn dắt hai người đến với nhau cũng là không quan trọng. Bởi vì là “trời” định, nên nhất định sẽ khiến hai người có duyên đến với nhau thông qua một cách thức nào đó. Ví như, là ý nguyện của cha mẹ, hoặc nhờ người mai mối, đây cũng được người xưa xem là một loại hình thức mà ông Trời lựa chọn để hai người có duyên đến được với nhau.
Đã là sự tình được định sẵn trong mệnh thì việc hai người gặp nhau và tìm hiểu đối phương trước khi kết hôn có phải là việc quan trọng không? Kỳ thực, cổ nhân vốn cũng không băn khoăn việc người đó có phải là người mình thích hay không, bởi vì họ cho rằng dù sao thì kết quả cũng không thể nào thay đổi được.
Cũng bởi vì người xưa tin vào mệnh trời nên dễ dàng vui vẻ chấp nhận sự sắp đặt của ông trời. Nói theo cách của người hiện đại ngày nay thì đó chính là “thản nhiên đối diện với hiện thực”. Điều mà người xưa xem trọng chỉ là sau này hai người lấy lễ nghĩa đối đãi với nhau như thế nào, mỗi người giữ bổn phận của mình ra sao, sống chân thành và bao dung lẫn nhau. Kỳ thực, việc này không phải việc đơn giản, chỉ một tờ giấy kết hôn có thể ràng buộc được, mà là bởi hai người chồng, vợ đều trân trọng mối lương duyên ấy nên tự nhiên sẽ làm như thế.
Cho nên, chuyện hôn nhân của người xưa phần lớn đều bền chặt, cam tâm tình nguyện với nhân duyên vợ chồng mà ông trời đã sắp đặt. Nếu nhân duyên ấy là tốt thì được hưởng mà không tốt cũng đành chịu. Vì họ tin đó là số mệnh của mình, không đòi hỏi gì nhiều, thuận theo tự nhiên, gặp ai thì yên phận với người đó.
Họ tin rằng, nam nữ trong nhân gian, chỉ cần một sợi chỉ hồng của “ông Tơ bà Nguyệt” thắt vào chân thì cho dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ địa vị cao thấp cũng sẽ đúng thời gian mà gặp nhau, kết duyên làm vợ chồng, cùng dắt tay nhau đi qua quãng đời còn lại.
Nếu phải so sánh, vậy cách chọn bạn đời kiểu nào hơn? Đương nhiên, người hiện đại vì lo lắng vận mệnh của mình bị sắp đặt không tốt nên muốn mình được làm chủ, thế nhưng họ lại không biết rằng ông Trời vốn là căn cứ vào nhân quả, lẽ công bằng hợp lý mà đã sắp đặt chi tiết rồi.