Dường như các nhà sản xuất phim Trung Quốc đã cạn kiệt ý tưởng về poster nên đã “vay mượn” của các nước khác.
- Top 5 phim nữ quyền được yêu thích nhất màn ảnh Hoa ngữ: Phim của Triệu Lệ Dĩnh, Dương Mịch có tên gây bất ngờ!
- Những 'cameo' bất đắc dĩ màn ảnh Hoa ngữ: Tống Thiến vô duyên vô cớ bị lôi vào 'Ai là hung thủ' của Triệu Lệ Dĩnh
“Ai là hung thủ” và “Legal High”
Ai Là Hung Thủ là bộ phim thuộc thể loại hình sự, phá án, dựa trên câu chuyện có thật về một vụ án giết người hàng loạt. Trước thềm phát sóng, Ai là hung thủ gây xôn xao dư luận khi dính nghi án bắt chước phong cách poster phim Legal High của Nhật Bản. Poster của 2 phim giống nhau từ bố cục cho tới biểu cảm nhân vật.
Ngay sau khi vướng ồn ào ăn cắp ý tưởng, đoàn làm phim đã vội vã lên tiếng xin lỗi, đồng thời gỡ bỏ toàn bộ poster trên. Cư dân mạng tỏ vẻ thất vọng vì ekip Ai Là Hung Thủ làm việc không có tâm. Một số ý kiến còn cho rằng phim cố tình "tạo phốt" để lôi kéo sự chú ý.
"Sherlock Holmes" và "Thám tử Đường Lang"
Bộ phim về Sherlock Holmes đình đám của Robert Downey Jr. phát hành năm 2009 cũng không thoát khỏi nạn bị đạo nhái poster. Thám tử Đường Lang (2010) của Hoắc Kiến Hoa chính là phim đã đạo nhái. Nhìn poster của Thám tử Đường Lang, người xem rất dễ nhầm sang poster của Sherlock Holmes. Có lẽ cùng đề tài phá án nên ekip phim này muốn mượn tông xanh kỳ bí của tên tuổi lừng danh Sherlock.
"Sherlock Holmes: A Game Of Shadows" và "Viên đạn biến mất"
Không chỉ bị Thám tử Đường Lang "đạo" poster, phần 2 của Sherlock Holmes cũng bị Viên đạn biến mất "dùng lại" ý tưởng thiết kế. Xin mời bạn hãy tìm điểm khác biệt trong 2 tấm hình này.
"Love Actually" và "Fit Lovers"
Fit Lovers chẳng những giống về Love Actually nội dung mà đến cả poster cũng bị bê nguyên xi. Cư dân mạng còn ví hai poster này giống nhau như anh em sinh đôi.
"Flags of our fathers" và "Kinh thiên động địa"
Cùng hình ảnh lá cờ phất được gìn giữ bởi một nhóm các chiến sĩ, tung bay dưới bầu trời vẫn vũ mây đen, tấm poster của Kinh thiên động địa có thể xem là phiên bản copy hoàn hảo của bộ phim Flags of Our Fathers. Có thể thấy điểm khác biệt lớn nhất của 2 tấm poster này chính là lá quốc kỳ.
X-men và Nhật ký Nữ Oa
Bộ phim Nhật ký Nữ Oa được sản xuất năm 2016 đã đạo nhái trắng trợn poster của bom tấn Hollywood X-men: Ngày cũ của tương lai. Ngoài dàn diễn viên và bối cảnh chụp có chút khác biệt thì poster Nhật ký Nữ Oa chẳng có gì khác bộ phim đình đám của Hollywood. Ý tưởng thiết kế poster từ cách sắp xếp bố cục, nội dung hình ảnh cho đến phối màu của X-men được Nhật ký Nữ Oa sao chép giống hệt.
Mad Max: Fury Road Mad Shelia
Không chỉ đạo nhái poster mà Mad Shelia của Trung Quốc còn đạo nhái cả tên cho giống bộ phim của Hollywood Mad Max: Fury Road. Và đương nhiên, bản đạo nhái Mad Shelia không thành công như bản chính của Hollywood.
"Phobia 5" và "Midnight Beating"
Không chỉ đạo poster của các bộ phim Hollywood, các nhà làm phim Trung Quốc còn vay mượn ý tưởng từ Thái Lan khi làm poster phim kinh dị.
"Enemy" và "Fly Me To Venus"
Có nhất thiết phải giống nhau đến vậy không?
"The Ides of March" và "Lão nam nhân lịch"
Poster The Ides of March dùng ý tưởng cuộn báo che nửa mặt, poster phim Trung The Old Man's Adventures cũng cuộn tạp chí che mặt y hệt. Giống nhau từ tư thế cho đến vị trí cầm quyển tạp chí.
"Sang Hwa, Hong Ryeon" và "Căn Hộ Hoang Tưởng"
"Daddy Day Camp" và "Eaters"
Diary Of A Wimpy Kid và Quyết chiến Sát Mã trấn
Bệnh viện kinh hoàng và Boogeyman
"Talk To Her" và "Message"
"Who Am I" và "Trường Săn"
"The Concubine" và "Người đàn ông bắt được cầu vồng"