Vì sao bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn?

Nuôi dạy con 18/03/2020 12:57

Bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn, trằn trọc suốt đêm là những hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Vậy điều này có ảnh hưởng gì đến bé không?

Bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn là hiện tượng khiến cha mẹ rất quan tâm và lo lắng. Vậy tại sao bé lại ngủ không ngon giấc? Nguyên nhân từ đâu khiến giấc ngủ của bé không sâu? Bé ngủ không ngon có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Làm cách nào để cải thiện? Để tìm hiểu kỹ về vấn đề này, mời các phụ huynh hãy tham khảo qua bài viết dưới đây.

Be ngu khong ngon giac hay lan lon 1
Hiện tượng bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn khá bình thường - Ảnh minh họa: Internet

Hiện tượng bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn

Hiện tượng bé sơ sinh ngủ không ngon giấc hay lăn lộn xảy ra khi giấc ngủ của bé không sâu hay còn gọi là ngủ nông. Trong lúc ngủ, vỏ não của bé sẽ ức chế các hoạt động liên quan đến vận động có ý thức, tuy nhiên một số vùng não điều khiển các hoạt động vô thức vẫn hoạt động như hô hấp, nhịp tim, tiêu hóa, bài tiết… Điều này khiến cho việc kiểm soát giấc ngủ đối với trẻ nhỏ trở nên khó khăn hơn vì não của các bé vẫn chưa ổn định như một người trưởng thành. 

Nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng tình trạng bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Be ngu khong ngon giac hay lan lon 2
Nguyên nhân khiến trẻ không ngon giấc là gì? - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ thiếu chất

Việc thiếu một số chất canxi, magie, phốt pho,… dễ làm cho thần kinh của trẻ nhạy cảm hơn, nhất là trong giấc ngủ, khiến bé trằn trọc suốt đêm. Thiếu chất khiến cho một số chức năng và sự phát triển của trẻ trong lúc ngủ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lúc này, cơ thể đòi hỏi sự cung cấp dưỡng chất đầy đủ.

Be ngu khong ngon giac hay lan lon 3
Trẻ thiếu chất dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon - Ảnh minh họa: Internet

Hoạt động

Nhiều hoạt động thể chất của trẻ nhiều hơn thường lệ như: vui chơi, thể dục, thể thao… khiến cho cơ thể có những biểu hiện lăn lộn về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. 

Thói quen xấu

Một số thói quen xấu của trẻ như ăn quá no, ăn vặt hay uống nhiều nước trước giờ ngủ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và bài tiết, khiến trẻ ngủ đêm hay trằn trọc. Việc trẻ hoạt động mạnh trước giờ ngủ cũng làm cho cơ thể trẻ không thoải mái, bứt rứt khó chịu, dẫn đến việc trẻ trằn trọc suốt đêm.

Be ngu khong ngon giac hay lan lon 4
Trẻ có thói quen xấu dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon - Ảnh minh họa: Internet

Vệ sinh

Chỗ ngủ thiếu vệ sinh cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho bé ngủ không ngon giấc và hay lăn lộn hằng đêm. Da trẻ thường dễ bị mẫn cảm khi tiếp xúc với bề mặt không đảm bảo vệ sinh khiến trẻ dễ bị mẩn ngứa khó chịu khi ngủ.

Bé ngủ không ngon giấc ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Đa phần các trường hợp bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn đều là biểu hiện bình thường của cơ thể, không gây ảnh hưởng nhiều hay nguy hiểm đến trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng xảy ra với mật độ dày thì cha mẹ cần chú ý tìm hiểu nguyên nhân để giúp trẻ được ngon giấc hơn. Những trường hợp như thiếu chất hay những biểu hiện của bệnh lý như: đổ mồ hôi trộm, co giật cơ thể khi ngủ, sốt,… đều ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên chú ý đến biểu hiện của trẻ để đưa ra những phương án tốt nhất. 

Be ngu khong ngon giac hay lan lon 5
Ngủ không ngon giấc hay lăn lộn có ảnh hưởng gì đến trẻ không? - Ảnh minh họa: Internet

Những điều cần biết để giúp bé ngủ ngon giấc vào ban đêm

Để giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn, nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho trẻ thì cha mẹ cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Trước khi ngủ nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ, cho trẻ bận đồ ngủ rộng rãi thoải mái, nơi ngủ phải sạch sẽ thơm mát, giúp cho trẻ dễ chịu hơn khi bắt đầu giấc ngủ.
  • Giúp trẻ có lối sống khoa học nề nếp ăn ngủ đúng giờ, loại bỏ những thói quen xấu của trẻ như ăn quá no, ăn nhiều thức ăn khó tiêu hóa, ăn hay uống nhiều nước trước lúc ngủ. Cha mẹ cũng nên tránh để con trẻ hoạt động quá mức trong ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ dưỡng chất cũng là điều mà cha mẹ cần chú ý để lên thực đơn hàng ngày cho trẻ. Việc ăn uống khoa học đủ dinh dưỡng giúp cơ thể trẻ phát triển một cách tốt nhất góp phần cho giấc ngủ của trẻ thêm sâu hơn.
  • Với những trường hợp có dấu hiệu của bệnh lý, cha mẹ nên chú ý và cho trẻ điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
  • Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể là người bắt nhịp để con trẻ đi vào giấc ngủ dễ hơn, sâu hơn bằng cách kể chuyện cho trẻ nghe, tâm sự cùng trẻ hoặc cho trẻ nghe một bản nhạc nhẹ nhàng.
Be ngu khong ngon giac hay lan lon 6
Những điều cần biết để giúp bé ngủ ngon giấc vào ban đêm - Ảnh minh họa: Internet

Với những thông tin đã chia sẻ trên đây, chắc hẳn bài viết sẽ giúp đỡ cha mẹ hiểu hơn vì sao bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn. Hy vọng rằng cha mẹ sẽ có thêm những phương pháp để giúp cho trẻ ngủ ngon hơn, từ đó tạo điều kiện cho cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.

Bé 2 tuổi hay giật mình khóc đêm phải làm thế nào?

Nhiều ông bố bà mẹ đã và đang phải đau đầu về vấn đề bé 2 tuổi hay giật mình khóc đêm. Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng trên hay không? 

TIN MỚI NHẤT