Trẻ sơ sinh bị run chân là một hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu nhận biết một số căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ về hiện tượng này là rất cần thiết, để đảm bảo chăm sóc con tốt hơn.
- Thường xuyên mệt mỏi, run tay khi mang thai, bà mẹ sốc khi mắc bệnh không ai ngờ tới
- Con trai 5 tuổi có dấu hiệu run tay, mẹ sốc khi bác sĩ lấy ra khối u có đủ răng lẫn tóc trong não bé
Thông thường, hiện tượng trẻ sơ sinh bị run chân sở dĩ là do cha mẹ đặt trẻ nằm mà không chèn thêm gối vào tay và chân trẻ. Khi không có vật nặng giữ mình, trẻ sẽ bị giật mình, run chân và tay.
Hơn nữa, trẻ sơ sinh chưa quen với môi trường sống mới. Nếu ở trong bụng mẹ bé luôn có cảm giác an toàn, ấm áp, ít chịu tác động từ con người, âm thanh, ánh sáng. Thì sang môi trường sống mới ở bên ngoài bụng mẹ sẽ hoàn toàn khác hẳn. Tất cả các sự vật, hiện tượng hàng ngày đều có thể tác động đến bé và làm cho bé sợ hãi. Lúc nào cũng cảm thấy không an toàn, vì thế bé dễ bị giật mình, run tay và run chân.
Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ trẻ sơ sinh bị run chân là do nguyên nhân bệnh lý. Do đó, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về hiện tượng này, để biết khi nào run chân là hiện tượng sinh lý bình thường và khi nào là do bệnh lý gây ra để có biện pháp chữa trị phù hợp.
Trẻ sơ sinh bị run chân có sao không?
Trẻ sơ sinh bị run chân khiến nhiều bà mẹ lo lắng vì sợ có thể bị co giật và động kinh. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng hết sức bình thường, chỉ có một số ít trường hợp mới là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm.
Theo đó, mỗi lần bé run chân, run tay, mẹ hãy giữ chân tay bé. Nếu bé không còn run nữa thì đây chính là hiện tượng sinh lý bình thường, bé không gặp phải vấn đề gì. Hiện tượng này sẽ chấm dứt khi bé được từ 6 tháng tuổi trở đi.
Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh có hiện tượng run chân tay vẫn tiếp diễn ra dù đã được mẹ giữ chân tay lại thì đây là dấu hiệu bệnh lý cần hết sức cảnh giác. Cụ thể
Hạ canxi máu
Rất có khả năng trẻ bị run chân tay là do hạ canxi máu. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai và sau sinh, chế độ ăn của mẹ thiếu Canxi. Điều này dẫn đến lượng sữa cho con bú không cung cấp đủ Canxi cho cơ thể trẻ, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này cũng như sức khỏe của người mẹ.
Hơn nữa, Canxi là thành phần cấu tạo chủ yếu của khung xương. Một khi thiếu chất này, không chỉ đơn giản là bị run chân mà còn khiến trẻ bị yếu xương, lùn, chậm lớn, còi xương, răng không đều…
Trong 6 tháng đầu, nguồn canxi cung cấp cho trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần bổ sung Canxi đầy đủ. Cách đơn giản và an toàn nhất để bổ sung Canxi là bằng các thực phẩm hàng ngày như rau cải ngọt, cải chíp, rau dền, cá, vừng, bột yến mạch, đậu phụ, hạt hạnh nhân, sữa…
Bên cạnh đó, mẹ có thể uống thuốc bổ sung Canxi, tuy nhiên cần phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nên uống Canxi vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 1h để cơ thể hấp thu tốt nhất. Đồng thời hãy tắm nắng khoảng 15-20 phút vào sáng sớm để cơ thể được bổ sung vitamin D, dẫn truyền hấp thu Canxi tốt hơn.
Tiểu đường bẩm sinh
Với những người mẹ bị tiểu đường thai kỳ, sau khi sinh đứa con sẽ thường gặp phải tình trạng run tay, chân. Bởi vì em bé sẽ có nguy cơ tiểu đường bẩm sinh, lượng đường trong máu tăng cao.
Tuy nhiên, không phải người mẹ nào bị tiểu đường thai kỳ thì con cũng bị tiểu đường bẩm sinh. Chính vì vậy, để xác định chính xác trẻ bị run chân có phải do tiểu đường thai kỳ hay không? Mẹ cần để ý xem trẻ có xuất hiện thêm các dấu hiệu như da lốm đốm hoặc xanh tái, nhịp tim nhanh, thở nhanh, bị vàng da…
Nếu xuất hiện những dấu hiệu trên và cộng với việc bị run tay chân thì khả năng con bạn bị tiểu đường bẩm sinh rất cao. Lúc này mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.
Động kinh
Những trường hợp mẹ bị chấn thương, nhiễm độc chì nặng khi mang thai, sinh non dưới 37 tuần… thì trẻ em có nguy cơ bị động kinh rất cao. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể bị động kinh nếu bị thiếu oxy trong quá trình mang thai và sinh nở, bị chảy máu trong não hoặc người mẹ dùng các chất kích thích trong thời gian mang thai...
Khi phát bệnh, các cơn co giật xuất hiện, bé nhợt nhạt, khóc thét lên, mắt trợn, tím tái, chảy nước bọt, kèm theo rung cơ, run tay chân. Lúc này cảm giác, giác quan và tinh thần có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần. Thông thường sẽ mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn hoặc thay đổi về trạng thái tri giác.
Lúc này mẹ hãy đặt trẻ nằm nghiêng đầu, nới rộng quần áo, không giữ tay chân khi trẻ đang co giật, nhưng cần đặt một cái thìa hay khăn cuộn tròn vào miệng để trẻ không cắn vào lưỡi. Cho đến hiện tại, động kinh vẫn chưa có biện pháp chữa trị triệt để, hầu hết trẻ phải sống cùng với nó lâu dài. Vì vậy, đây được xem là một chứng bệnh nguy hiểm.
Nhưng các bậc phụ huynh vẫn cần phải kiên trì điều trị cùng con. Tuyệt đối không được điều trị gián đoạn. Mẹ không nên điều trị thuốc chống động kinh rồi lại chuyển sang các bài thuốc lá, thuốc nam.
Để phòng ngừa, giúp con an toàn khỏi chấn thương và đột tử khi động kinh, các bậc phụ huynh hãy đảm bảo bé được uống thuốc thường xuyên và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, cha mẹ cần trông nom con cẩn thận, không cho đến gần ao hồ, trèo cây, đi xe đạp hoặc ra đường một mình.
Ngoài ra, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để bồi bổ cơ thể cũng như nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt, bạn cần phải xác định tâm lý điều trị bệnh động kinh cần thời gian dài, không được vội vàng vì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của con.
Bệnh Wilson
Những trẻ sơ sinh bị run chân do bệnh Wilson thường gặp ở trạng thái đang nghỉ ngơi. Căn bệnh này khiến trẻ tích lũy đồng trong máu, não, gan và giác mạc. Vì vậy, tình trạng run sẽ dần trở lên nặng nề với biên độ rộng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của trẻ hàng ngày.
Phần lớn những trẻ em mắc Wilson sẽ được bác sĩ kê đơn, điều trị bằng thuốc penicillamine. Đây là một loại thuốc lành tính, có khả năng kết hợp với ion đồng trong cơ thể tạo thành phức hợp, khiến đồng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Mặc dù penicillamine không thể chữa khỏi bệnh, nhưng có khả năng ngăn chặn bệnh tiến triển, giúp tâm trạng bé cảm thấy ổn và thoải mái.
Khi trẻ sơ sinh bị run chân thì phải làm sao?
Với những trẻ bị run chân sinh lý bình thường thì mẹ nên ôm chặt bé vào lòng, sau đó cho bú hoặc vỗ về để con có cảm giác an toàn nhất. Còn những trường hợp do gây run chân do nguyên nhân có thể xác định được như hạ Canxi máu, tiểu đường.. thì cần được điều trị triệt để, thì mới có thể chấm dứt hiện tượng này.
Qua đây có thể thấy, trẻ sơ sinh bị run chân không chỉ đơn giản là hiện tượng sinh lý bình thường mà còn có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi đã làm cha, làm mẹ, dù con chỉ có một biểu hiện nhỏ bất thường, bạn cũng nên chú ý, tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra, để sớm có giải pháp điều trị hiệu quả.