Trời sang thu chớm đông thì tình hình trẻ sơ sinh bị cảm lạnh càng xảy ra nhiều hơn. Làm cách nào để giảm thiểu khả năng bé bị cảm cũng như cách chăm sóc trẻ mau khỏi bệnh?
- Trẻ sơ sinh chân tay lạnh – Dấu hiệu nguy hiểm không thể xem thường
- Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt – Dấu hiệu không nên xem nhẹ, cần thăm khám và điều trị sớm
Các mẹ đừng quá lo lắng khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh vì theo các bác sĩ thì thông thường một em bé sau khi sinh đến 1 tuổi sẽ bị cảm lạnh ít nhất 6 lần. Rõ ràng, lần đầu bé bị cảm lạnh sẽ khiến các ông bố bà mẹ rất hoang mang và lo sợ sức đề kháng của bé còn quá yếu ớt sẽ xảy ra nhiều biến chứng khó lường nếu bệnh càng nặng và kéo dài.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Bé càng mệt mỏi càng quấy khóc càng làm cho các mẹ căng thẳng dẫn đến cho dùng thuốc không đúng với mong muốn mau khỏi làm xảy ra tác dụng phụ ngoài ý muốn hoặc chăm sóc sai cách khiến bệnh của bé kéo dài không dứt điểm.
Do đó, chúng tôi giới thiệu một vài dấu hiệu bé sơ sinh bị cảm lạnh mong rằng có thể giúp các ông bố bà mẹ vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Những biểu hiện đầu tiên của căn bệnh này bao gồm sổ mũi, ngứa họng, tịt mũi kèm hắt xì hơi. Chuyển biến sau đó là sưng họng, ho, sốt nhẹ khiến bé khó chịu quấy khóc. Nước mũi có từ dạng lỏng sang đặc quánh màu vàng hoặc xanh. Ở một số trẻ sẽ kèm theo nhiệt độ cơ thể tăng cao, bất ổn. Dần dần bé sẽ tỏ ra chán ăn, ngủ không ngon giấc, sụt cân.
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nên tắm không?
Theo bạn, trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nên tắm không? Nhiều bà mẹ lo lắng nước sẽ làm cho bệnh tình của bé chuyển biến nặng hơn nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Vì khi bé không được tắm rửa trong nhiều ngày thì vi khuẩn tích tụ và mồ hôi sẽ làm bé khó chịu và phát sinh ra một vài bệnh khác.
Vì vậy, mẹ vẫn nên tắm cho trẻ nhưng để bé được khô sạch và thông thoáng. Khi tắm mẹ nên sử dụng nước ấm để đảm bảo an toàn cho bé dù thời tiết nắng nóng hay lạnh. Lưu ý không được tắm quá lâu, chỉ cần khoảng 5-10 phút và cần tắm ở nơi kín gió.
Để không mất quá nhiều thời gian thấm nước khiến cơ thể bé bị nhiễm lạnh thì mẹ nên chuẩn bị sẵn quần áo và khăn quấn cho bé ngay khi tắm xong. Nhớ lau khô người bằng khăn bông và không cho trẻ mặc quần áo quá dày sẽ khiến mồ hôi thấm ngược lại vào cơ thể gây nhiễm lạnh.
Cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà
Mẹ cần tìm hiểu cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà vì chăm sóc là yếu tố quan trọng quyết định việc bé có mau khỏi bệnh hay không. Một vài mẹo nhỏ các mẹ cần lưu ý như sau:
- Cho trẻ uống đủ nước và dịch.
- Để trẻ nghỉ ngơi nhiều.
- Giảm đau, hạ sốt cho trẻ bằng acetaminophen hoặc ibuprofen dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng aspirin cho trẻ vì nó có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em.
- Rửa tay sạch sẽ trước, trong và sau khi thay tã, vệ sinh cho trẻ.
- Hạn chế cho người nhà tiếp xúc để tránh lây nhiễm bệnh.
- Mặc quần áo cho trẻ theo từng lớp để dễ dàng điều chỉnh khi trẻ nóng lạnh thất thường.
- Đeo khẩu trang để tránh bệnh lây nhiễm.
Bên cạnh đó bố mẹ cần thường xuyên quan sát tình trạng chuyển bệnh của con và đưa đi khám bác sĩ để theo dõi và có biện pháp can thiệp kịp thời khi thấy bé có các biểu hiện trẻ sơ sinh bị cảm lạnh như không có dấu hiệu thuyên giảm trong vài ngày, chuyển sang khó thở và ho dai dẳng, màu sắc của dịch mũi và kiểm tra thính giác bé có bị kích thích không vì có khả năng bị dấu hiệu nhiễm trùng tai.
Ngoài ra, bố mẹ và người thân cũng cần giúp bé phòng ngừa bệnh và thực hiện theo những mục sau đây để trẻ sơ sinh bị cảm lạnh mau khỏi.
- Tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị nhiễm lạnh.
- Thường xuyên vệ sinh và rửa tay sạch sẽ cho bé mỗi ngày.
- Cha mẹ hoặc người thân trước khi ẵm bồng em bé nên rửa sạch tay.
- Sau khi đi làm về, mẹ không nên cho em bé bú ngay mà cần thay quần áo, rửa tay và vệ sinh hai đầu núm vú thật sạch trước khi cho bé bú để tránh vi khuẩn bên ngoài lây sang bé.
- Hạn chế cho bé đến những nơi đông người vì đó là những nơi tập trung nhiều.
Các phương pháp trị liệu dân gian cũng là một bài thuốc hay để rút ngắn tình trạng ủ bệnh của trẻ sơ sinh. Các mẹ có thể cân nhắc trước khi áp dụng cho con yêu nhé!
Biện pháp mà chúng tôi muốn hướng dẫn chính là tắm nước gừng cho bé vì đây là cách tự nhiên, an toàn dành cho bé bị cảm, ho, sổ mũi…Tác dụng của gừng là thúc đẩy tuần hoàn máu khiến chất độc được đào thải ra ngoài qua tuyến mồ hơn. Các mẹ có thể làm theo từng bước pha nước gừng tắm cho bé như sau:
Trường hợp bé chớm cảm
- Chuẩn bị 3 nhánh gừng, giã nhuyễn rồi ngâm gừng cùng nước sôi trong vòng 15 phút để tinh dầu dầu hòa tan với nước ấm. Sau đó cho hỗn hợp vào chậu nước ấm pha tắm cho bé.
- Thời gian tắm kéo dài trong vòng 5-10 phút, sau đó lau khô cơ thể bé bằng khăn bông, quấn khăn bế ra ngoài mặc nhanh quần áo để trẻ không bị nhiễm lạnh.
Trường hợp bé cảm nhẹ
Cũng nấu hỗn hợp gừng như trên nhưng cho thêm sả. Tắm cho bé trong khoảng thời gian 5 -7 phút. Lưu ý cách này chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Đối với trẻ dưới 1 tuổi da còn nhạy cảm không sử dụng được sả.
Trường hợp bé cảm nặng
Dùng 200g gừng già giã nát, cho bé ngâm mình đến phần ngực trong thời gian 5 phút. Có thể cho thêm tinh dầu tràm thoa lòng bàn chân và sau lưng, cổ cho trẻ rồi đi tất chân mặc ấm.
Cách điều trị trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Đối với cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm lạnh thì cần sự kết hợp cả ở nhà và theo hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh của bé mới mau phục hồi.
Tại nhà, mẹ nên hút mũi cho bé thường xuyên bằng máy hút mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh hoặc hút trực tiếp bằng miệng để lấy dịch nhờn ra cho bé thông mũi. Ngoài ra cần bổ sung nước vì trẻ rất dễ bị mất nước bằng cách mẹ uống nhiều nước và truyền cho bé qua đường bú sữa mẹ. Hỗ trợ thêm bằng máy làm ẩm không khí để tạo môi trường dễ chịu cho đường hô hấp của bé yêu.
Mẹ tuyệt đối không được cho bé dùng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ vì thuốc cảm lạnh bán ngoài cửa hàng chống chỉ định cho bé dưới 6 tháng tuổi sử dụng. Loại thuốc bác sĩ thường kê toa là paracetamol dạng lỏng (nếu bé trên 2 tháng tuổi) và thuốc ibuprofen dạng lỏng (nếu bé trên 3 tháng tuổi và nặng trên 5kg).
Trẻ em ở giai đoạn sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoạt động hết công suất khiến không có khả năng chống lại các loại virus gây ra cảm lạnh. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm lạnh thấy dễ nhưng lại không dễ. Mẹ và người thân chăm sóc bé phải cực kỳ thận trọng, kiêng cữ và theo dõi sát sao từng biểu hiện của bé từng giờ để kịp thời can thiệp chữa trị khi xuất hiện các triệu chứng xấu.
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh là loại bệnh trẻ nào cũng sẽ trải qua trước sinh nhật đầu tiên. Các mẹ hãy lưu tâm và chăm sóc bé thật tốt để bé vượt qua giai đoạn khó khăn này. Để giúp con yêu hạn chế nhiễm bệnh thì môi trường sống đóng vai trò quan trọng, cả gia đình hãy tạo cho bé một nơi sống trong lành để hạn chế bệnh cảm lạnh tìm đến con yêu, các ông bố bà mẹ nhé!