Trẻ ho nhiều phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các mẹ tham khảo.
- Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi hiệu quả nhất
- Cách trị ho có đờm cho bé hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian
Nội dung bài viết
Ho là tình trạng rất thường gặp ở các bé, do sức đề kháng của các bé còn non nớt, cộng thêm điều kiện thời tiết thay đổi thất thường như ở Việt Nam thì rất khó tránh khỏi trẻ bị các vấn đề viêm đường hô hấp. Vậy làm thế nào để xác định tình trạng ho là do bệnh gì ở bé, nguyên nhân là gì và nếu trẻ ho nhiều phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các mẹ tham khảo.
Nguyên nhân trẻ ho nhiều ngày không khỏi
Trẻ bị ho là dấu hiệu của cơ thể bé đang phản ứng lại với các yếu tố tác động bên ngoài, cụ thể như sau:
Do những bệnh lý về đường hô hấp trên
Một số căn bệnh thường gặp liên quan tới đường hô hấp trên như: Cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hoặc amidan sẽ khiến cho bé bị ho khan hoặc ho có đờm. Bé bị ho khan từng cơn hoặc sẽ bị ho liên tục không dứt.
Nguyên nhân do đường hô hấp dưới
Nguyên nhân do đường hô hấp dưới có thể do viêm một số cơ quan như: viêm phổi, viêm phế quản, hen thường ho có đờm. Trường hợp viêm thanh quản thường bị mất tiếng, ho khan, tiếng ho vang và rõ rệt, trẻ ho nhiều ngày không khỏi.
Một số nguyên nhân khác
Ho còn là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác không liên quan đến viêm đường hô hấp như: ho do bị trào ngược dạ dày, dị ứng, hít phải khói thuốc, bụi bẩn hoặc lông thú. Tuy nhiên, các nguyên nhân do dị ứng tạm thời thì thường không gây ho kéo dài, có thể là kho khan hoặc trẻ ho có đờm không sốt.
Phân biệt các triệu chứng ho nhiều ở bé
Tùy theo trường hợp mà bé sẽ ho theo các triệu chứng khác nhau, mẹ có thể quan sát và theo dõi để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Ho khan từng cơn
Kho khan từng cơn xảy ra khi các bề mặt của các cơ quan thuộc đường hô hấp của bé bị kích ứng, viêm nhiễm, bị các tác nhân từ bên ngoài môi trường xâm nhập. Bé không ho liên tục mà chia theo từng cơn, mỗi cơn ho đều khiến bé quặt thắt bụng và khó thở, đỏ mặt và khó chịu.
Ho có đờm
Ho có đờm xảy ra khi dịch nhầy ở đường hô hấp của bé tiết ra quá nhiều. Thông thường, lượng dịch tiết này chỉ tiết ra ít để chống lại các tác nhân bên ngoài, chống sự xâm nhập vào các cơ quan hô hấp. Nhưng khi vi khuẩn quá nhiều và hệ miễn dịch tự nhiên của bé không chống lại được sẽ dẫn tới dịch tiết tăng, viêm nhiễm đường hô hấp và ho có đờm.
Bé ho có đờm thường kèm theo khó thở, có thể bị chảy dịch mũi. Trường hợp nặng hơn, trẻ bị ho nôn trớ nhiều khi ăn hoặc khi bú mẹ, quấy khóc vào ban đêm và khó chịu.
Trẻ bị ho gà
Nhiều người không phân biệt được nên hay nhầm lẫn giữa triệu chứng của ho gà với bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, các cơn ho gà sẽ nặng hơn và xuất hiện nhiều vào ban đêm. Khi bé bị ho gà, tiếng ho sẽ phát ra những tiếng rít giống như bị nghẹt ở cổ họng. Các cơn ho gà sẽ khiến cho bé khò khè, khó thở và mặt tím tái vì bị thiếu oxy.
Trẻ ho nhiều phải làm sao?
Trẻ ho nhiều phải làm sao để bé nhanh khỏi mà không cần dùng thuốc? Mẹ có thể tham khảo những cách trị ho cho trẻ an toàn, hiệu quả dưới đây:
Trị ho bằng húng tây
Húng tây là loại thảo dược giúp kiểm soát các chất dịch nhầy tiết ra trong cổ họng rất tốt. Vì vậy, sử dụng húng tây sẽ giúp loại bỏ bớt các chất nhờn này. Bạn chỉ cần nghiền nát húng tây rồi cho vào cốc nước sôi để ngâm khoảng 1 phút. Sau đó bạn chắt lấy nước và cho thêm chút mật ong và chanh rồi cho bé uống. Lưu ý công thức này không sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Trị ho kéo dài cho trẻ bằng củ cải trắng và gừng tươi
Củ cải trắng và gừng tươi là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian để chữa các triệu chứng về cảm và viêm đường hô hấp, điển hình là chữa ho. Bạn sử dụng hỗn hợp này xay nhuyễn sau đó trộn với một chút nước lọc, thêm chút mật ong rồi cho vào bát sứ hấp cách thủy khoảng 15 phút rồi cho bé uống khi đã nguội bớt.
Trị ho bằng tỏi hấp
Trẻ ho nhiều phải làm sao để nhanh khỏi? Mẹ hãy tham khảo ngay công thức trị ho từ tỏi. Trước tiên, mẹ lấy khoảng 2-3 nhánh tỏi rồi đập dập để trong bát, thêm chút nước và đường phèn rồi mang hấp cách thủy 15 phút. Sau đó mẹ chỉ cần cho bé uống nước tỏi, cách này vừa giúp trị ho, vừa tốt cho dạ dày và vừa trị cảm lạnh rất tốt.
Trên đây là một số thông tin giúp cha mẹ giải đáp vấn đề trẻ ho nhiều phải làm sao. Từ đó, cha mẹ có thể xác định nguyên nhân, chẩn đoán bệnh và đưa ra những bài thuốc đơn giản, hiệu quả áp dụng trị ho cho bé.