Mỗi ngày trôi qua của bé là một điều kỳ diệu đối với mẹ, dõi theo sự thay đổi của cơ thể bé theo từng giờ và đồng hành cùng con yêu khám phá thế giới này. Theo các mẹ, thì trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì?
- Bé 1 tuổi ăn được những gì? Thực đơn cho bé để khỏe mạnh và phát triển tốt
- Hiện tượng răng bé mọc lệch vào trong phải làm sao để khắc phục
Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Mỗi giai đoạn của trẻ sơ sinh là mỗi thay đổi tuyệt vời cho một sự sống mới. Tuy nhiên, mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn để có thể “giao tiếp” với bé, tức hiểu được các “tín hiệu” bé muốn trao đổi cùng mẹ để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển trong sinh hoạt của bé yêu. Do đó, hiểu về bé theo từng giai đoạn phát triển là rất cần thiết.
Giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi
Lịch trình ngủ của bé theo từng thời kỳ khác nhau, bé 1 tháng tuổi, 2 tháng tuổi và cả 5 tháng tuổi cũng vậy. Thông thường, một bé có thể ngủ một giấc ngủ dài khoảng 6 – 8 tiếng mỗi đêm, riêng đối vớ giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi thì chỉ cần 2 – 3 giấc ngủ ngắn ban ngày để phục vụ cho nhu cầu giấc ngủ đầy đủ là 14 – 15 tiếng/ngày.
Trường hợp các bé ngủ không đủ lượng thời gian cơ thể cần thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hệ miễn dịch còn non yếu của bé.
Trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?
Hầu hết các mẹ bỉm đều thắc mắc trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Thông thường, khi đến 5 tháng tuổi thì trẻ có cân nặng gấp 2 lần so với sau khi sinh. Theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới WHO thì trẻ 5 tháng tuổi khỏe mạnh cần có cân nặng trung bình từ 6,3 đến 8.2 kg đối với bé trai và từ 5,8 đến 7,2 kg đối với bé gái.
Khi trẻ có dấu hiệu số cân nặng thấp hơn hoặc vượt quá số kg trung bình trên thì sẽ rơi vào nhóm có nguy cơ thừa cân và suy dinh dưỡng. Nếu con của bạn có số cân nặng không đạt chuẩn, mẹ cần áp dụng các phương pháp giúp cải thiện cân nặng của trẻ để chăm sóc sức khỏe bé toàn diện.
Trẻ 5 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?
Đối với trường hợp bé bú sữa thì mẹ nên cho trẻ 5 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ để cải thiện cân nặng? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bé 5 tháng tuổi nên uống trung bình một ngày 600ml – 1000ml, mỗi lần nạp khoảng 200ml.
Trên thực tế, bé dùng sữa quá nhiều có khả năng gây hại đến sự phát triển như thừa cân, béo phí, thừa mỡ, động tác của bé cũng như các hoạt động chậm hơn các bé khác. Do đó, không nên cho trẻ dùng vượt quá 1000ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên đây chỉ là lượng sữa tham khảo, các mẹ cần căn cứ vào nhu cầu ăn uống của từng trẻ để điều chỉnh liều lượng hợp lý.
Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Ngoài ra, bé 5 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm, nguồn thức ăn từ ăn dặm vô cùng phong phú để bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ vì sữa mẹ và sữa công thức không theo kịp nhu cầu dinh dưỡng trong đà tăng trưởng cơ thể bé đòi hỏi. Các mẹ có thể bổ sung thêm cho bé cá, thịt, gan xay, cung cấp nhiệt lượng, sắt và đạm động vật…
Lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi
Để nắm được lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi, bên cạnh các kiến thức bác sĩ chuyên khoa nhi cung cấp thì mẹ cần lưu tâm đến tín hiệu bé truyền đạt như hiểu được tiếng khóc của trẻ, các phản ứng của cơ thể và quan trọng là chế độ dinh dưỡng cơ thể mỗi bé cần sẽ có độ chênh lệch khác nhau tùy vào cơ địa và mức tăng trưởng của trẻ. Sau đây là mẫu thời gian biểu chăm con, các mẹ có thể cân nhắc để áp dụng cho mình:
6h sáng: Bé tỉnh giấc và bú ngay khoảng 240ml sữa.
6h – 7h sáng: Chơi cùng bố.
7h sáng: Ăn bột dinh dưỡng dành cho trẻ em.
8h30 – 10h sáng: Ngủ ngắn.
10h – 11h: Giờ chơi.
11h trưa: Ăn bữa bột thứ hai.
12h trưa đến khoảng 2h hoặc 3h chiều: Ngủ trưa.
3h chiều: Bú khoảng 180 – 240ml sữa.
3h30 – 6h chiều: Tập lẫy và vận động cơ bắp.
6h – 6h30: Đi dạo cùng với mẹ.
6h30 tối: Ăn ngũ cốc dinh dưỡng.
6h45 tối: Tắm.
Như đã đề cập ở trên, bé 5 tháng tuổi đã có thể ăn dặm, mẹ đã có thêm một nguồn thức ăn khác để cung cấp cho cơ thể bé. Đến thời điểm này, bé đã bắt đầu có các dấu hiệu chán sữa và mong muốn thử vị giác theo đúng nhịp tăng trưởng qua ăn dặm.
Có thể nói ở thời kỳ chán sữa là quá trình bé nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, việc ăn dặm cũng có một số khó khăn khiến các mẹ lúng túng. Vì thời điểm này bé đã có nhận thức cao hơn, bé bắt đầu có tính tò mò cao, dễ bị phân tán chú ý nên khi ăn không vì bé sụt cân mà ép bé dùng quá nhiều khiến bé gặp triệu chứng sợ ăn.
Mẹ nên cho bé ăn ở nơi ánh sáng yếu, yên tĩnh, nghiền rau, nước ép trái cây hoặc trứng, thịt xay cho bé. Một số bé phát triển chậm hơn và chưa sẵn sàng tinh thần để bắt đầu hành trình ăn dặm, các mẹ nên từ từ để bé thích nghi.
Mẹ có thể cho bé tiếp xúc dần với thức ăn bằng việc cho bé bắt đầu bằng ăn dặm với tinh bột như khoai lang, khoai tây và rau cải nghiền. Dần dần mới chuyển sang cá, thịt, trứng, tôm vì hệ tiêu hóa của bé còn non, rất dễ bị chứng rồi loạn. Đồng thời ăn các loại thực phẩm rắn có ít lượng calo.
>>> Xem thêm:
- Trẻ 5 tháng bị ho và nôn có nguy hiểm không?
- Gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi: Mẹ dễ nấu, bé ăn khỏe, tăng cân nhanh
Bên cạnh đó duy trì bú sữa mẹ, mỗi lần cho bé bú khoảng 120 – 230ml/lần và khoảng 4 – 8 lần trong một ngày. Mẹ có thể hỗ trợ cho bé bằng cách massage để bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn và tăng cân đạt chuẩn. Việc tiếp xúc da thịt như vuốt ve, âu yếm có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn, nên massage cho cả ngực của mẹ khi cho bé bú để sữa ra đều hơn.
Khi cho bé bú, để ý đến các tín hiệu cho thấy bé đã no như phản ứng, buồn ngủ và thiếp đi hoặc các tín hiệu đòi được bú nhiều hơn như cử động nhiều lần. Đổi sang ngực bên kia khi bé bú hết một bên. Bỉm ướt cũng là một nguyên nhân làm trẻ bú không thoải mái, nên thường xuyên kiểm tra và thay tả cho con. Khi thấy trẻ có dấu hiệu ngủ quá 3 tiếng thì đánh thức trẻ dậy để trẻ hoạt động.
Ngoài ra, gợi ý cho các mẹ một số cách để nhận biết bé đã tới cử ăn tiếp theo chưa, cùng tham khảo nhé:
- Phán đoán từ số lần ăn sữa: 1-2 tháng sau sinh mỗi ngày bé ăn 8-10 lần, mỗi ngày ít nhất ăn 8 lần đối với bé 5 tháng tuổi.
- Phán đoán từ sự bài tiết: bé thay khoảng 6 lần tã mỗi ngày, trong đó 2-3 lần đi nặng.
- Phán đoán từ giấc ngủ: thời gian bé ngủ đã được khoảng 4 tiếng.
- Phán đoán từ nét mặt: bé có phản ứng cơ thể nhanh nhẹn, ánh mắt lấp lánh mẹ cho bé bú nhiều để tăng lượng sữa.
- Phán đoán lượng sữa: nếu lượng sữa không đủ đáp ứng thì bé sẽ có những triệu chứng như tăng cân chậm, thiếu nước, lượng đường trong máu thấp, đi nhẹ đi nặng đều ít.
Hi vọng rằng các kiến thức trên sẽ bổ ích cho các mẹ trong quá trình nuôi trẻ trong giai đoạn đầu đời. Điều tuyệt vời ở trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì là bé đã biết truyền đạt tín hiệu bằng tiếng khóc.
Tiếng khóc khi bé cất lên là lúc bé muốn thu hút sự chú ý của mẹ, muốn được mẹ ôm ấp, đôi khi là một sự lém lỉnh của trẻ. Ngoài ra, tiếng khóc cũng là phản ứng của cơ thể khi bé không hài lòng về một điều gì, không mong muốn và biết sợ hãi khi gặp một người lạ.