Trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ khiến cho ba mẹ cực kỳ lo lắng không biết có nguy hiểm hay không. Vậy nguyên nhân là gì và cách xử lý ra sao?
- Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi an toàn, nhanh khỏi bệnh
- Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi an toàn tại nhà
Làm cha mẹ vốn dĩ không phải là điều dễ dàng. Cái khó nhất có lẽ là luôn luôn phải để ý và lắng nghe cơ thể con nói gì và con đang cần gì. Trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ là một hiện tượng cực kỳ bình thường. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bố mẹ nên để ý và đề phòng thì tốt hơn.
Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ
Bé ra nhiều mồ hôi ở lưng, đầu được các chuyên gia bác sĩ nhi hàng đầu lý giải như sau:
- Trẻ em có thân nhiệt cao hơn mức bình thường so với người lớn. Ba mẹ cứ sợ con lạnh nên đắp nhiều chăn hoặc mặc đồ quá dày khiến lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn để điều hòa cơ thể.
- Ở độ tuổi này, hệ thần kinh của bé đang trong giai đoạn hoàn thiện, chính vì vậy đổ mồ hôi là hiện tượng hoàn toàn dễ hiểu.
- Phòng ốc chật hẹp, thiếu không khí, nhiệt độ môi trường thay đổi
- Nếu vừa đổ mồ hôi trộm, lại vừa rụng tóc hoặc không mọc tóc thì rất có thể bé đang bị suy dinh dưỡng và thiếu hụt các canxi, vitamin D và kẽm,....
- Trẻ em béo phì, thừa cân so với cân nặng tiêu chuẩn phù hợp với độ tuổi.
- Bé chơi đùa hoạt động quá nhiều dẫn đến căng thẳng
- Nếu ba mẹ đang dùng thuốc điều trị bệnh cho con thì cũng có khả năng đó là tác dụng phụ thuốc gây nên.
- Trẻ bị ốm sốt hoặc một số bệnh lý như tuyến giáp, tim bẩm sinh, hoặc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng.
Trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ có nguy hiểm không?
Đây có lẽ là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khi nhận thấy sự thay đổi ở cơ thể con. Nếu bé chỉ bị ra mồ hôi thôi thì mẹ không có gì phải lo lắng vì đó là hiện tượng sinh học bình thường của con. Tuy nhiên nếu bé ra nhiều mồ hôi ở lưng và đầu khi ngủ, kèm theo một số triệu chứng sau nữa thì ba mẹ nên chú ý và đưa con đi gặp bác sĩ để tìm ra cách chữa trị:
- Khi ngủ thấy bé thở hổn hển, khò khè và khó thở
- Tình trạng mệt mỏi kéo dài nhiều ngày liền
- Chán ăn, quấy khóc, ngủ không sâu giấc và tóc rụng hình vành khăn
- Hệ tiêu hóa gặp khó khăn: nôn mửa và tiêu chảy
Nếu con vừa có những biểu hiện này lại vừa đổ mồ hôi trộm thì mẹ nên đưa bé đi kiểm tra bác sĩ để xem con đang có vấn đề gì về sức khỏe.
Cách khắc phục hiện tượng trẻ bị đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ
Đổ mồ hôi khiến cho giấc ngủ của con không được sâu, không những thế nếu ngấm ngược vào cơ thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, điển hình là những bệnh về đường hô hấp. Chính vì thế ba mẹ nên ghi nhớ những cách xử lý dưới đây:
- Cố gắng cân bằng và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé: mẹ nên đưa bé đi gặp chuyên gia và test chỉ số dinh dưỡng để xem con thiếu hụt chất nào và tiến hành bổ sung.
- Nếu con thừa cân, béo phì, mẹ hãy điều chỉnh lại những thực phẩm đưa vào cơ thể bé: không cho con ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh và đồ nhiều dầu mỡ.
- Tạo cho bé một không gian thoải mái và thoáng mát, không mặc quá nhiều đồ và đắp nhiều chăn khi ngủ bởi thân nhiệt của trẻ con luôn cao hơn thân nhiệt của người lớn.
- Cho con uống nước đầy đủ, phơi nắng sáng sớm nếu điều kiện cho phép (còn không thì phải bổ sung vitamin D và kẽm cho bé).
- Ba mẹ chịu khó ngủ tỉnh một chút và lau mồ hôi cho con tránh hậu quả mồ hôi đổ quá nhiều, nhiễm lại vào cơ thể dẫn đến cảm lạnh.
- Cho con ăn cháo trai, cháo sò, hến hoặc cháo cá quả để hạ nhiệt trong cơ thể con.
Đây chỉ là những phương pháp bổ trợ cho những trường hợp bé đổ mồ hôi do cấu tạo sinh học trong cơ thể. Còn nếu bé đổ mồ hôi do bệnh lý, việc mẹ nên làm là đi gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và nhận được lời khuyên chính xác nhất.
Trên đây là một số kiến thức về mức độ nguy hiểm, nguyên nhân và cách thức xử trí trong trường hợp trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ. Hy vọng đây sẽ là cẩm nang tuyệt vời nhất cho các bà mẹ.