Con yêu bước vào giai đoạn ăn dặm khiến mẹ lo lắng không biết phải cho con ăn món gì và nấu như thế nào. Tổng hợp những công thức nấu cháo cho bé ăn dặm thơm ngon, đủ chất.
- Thấy con dâu cho cháu nội 8 tháng tuổi ăn liền 2 tô cháo, mẹ chồng liền quát lớn 'Cô muốn giết con mình hả'
- Cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm để phát triển toàn diện
Con bước vào độ tuổi ăn dặm cũng khiến cho nhiều ba mẹ lo lắng không yên. Không biết cho con ăn gì, thực đơn như thế nào và cách nấu ra sao cho an toàn, ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng. Thời điểm này hệ thống đường ruột của con yên đang kém, tuy nhiên cơ thể con lại đòi hỏi đầy đủ các chất dinh dưỡng để hoàn thiện về nhận thức và thể chất. Đừng lo, mẹ chỉ cần áp dụng cách nấu cháo cho bé ăn dặm dưới đây là được.
Một số lưu ý khi nấu cháo cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm lần đầu cần phải đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Những tháng ngày đầu tiên con bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ cần tập dần dần cho con làm quen. Không ép con ăn quá nhiều dẫn đến việc con sợ hãi và lần ăn sau sẽ chống đối và không có cảm giác thèm ăn.
- Phải lựa chọn các nguyên liệu tươi ngon, sạch và bổ dưỡng bởi đường ruột của con thời điểm này chưa hoàn toàn hoàn thiện, dễ mắc phải các bệnh về tiêu hóa. Thế cho nên mẹ phải đảm bảo tiêu chuẩn ngon - sạch - bổ dưỡng từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho đến khâu chế biến.
- Không cho trẻ ăn quá mặn sẽ dẫn đến nguy cơ mắc phải các bệnh như huyết áp cao, đau tim, sức khỏe không tốt.
- Cho thêm một chút dầu ăn (dầu olive, omega 3): chất béo tốt là một phần không thể thiếu được trong chế độ dinh dưỡng của con. Chính vì thế mẹ đừng quên bỏ qua bước này nhé.
4 công thức nấu cháo cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo phô mai cho bé ăn dặm
Khi nấu cháo phô mai, mẹ cần để ý bớt một phần tôm, cá, thịt tránh quá nhiều chất đạm trong một bữa ăn dẫn đến việc con bị thừa chất, khó tiêu hóa. Không nên nấu chung với cua, lươn, rau mồng tơi và rau dền. Sự kết hợp hài hòa nhất là giữa phô mai, tôm hoặc cá và bông cải xanh.
Tôm và bông cải làm sạch xay nhuyễn, phi hành thơm một chút rồi xào chín, cuối cùng là cho cháo trắng đã nấu sẵn vào quấy đến lúc hỗn hợp đều lại với nhau, dậy mùi thơm thì đổ ra bát để bát cháo nguội tầm 80 độ thì cho phô mai vào. Cho bé ăn khi cháo còn ấm nóng để không tanh.
Cách nấu cháo khoai tây cho bé ăn dặm
Khoai tây giàu hàm lượng chất xơ và tinh bột tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé. Tuy nhiên không nên cho bé ăn khoai tây khá thường xuyên. Thường các mẹ sẽ nấu cháo khoai tây cùng thịt bò. Mẹ ninh khoai tây và thịt bò cho mềm nhuyễn và xay nhỏ ra rồi đảo đều với cháo trắng đã nấu sẵn. Cho thêm một chút dầu olive mà một chút mắm vào cho dậy mùi.
Nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm
Để thay đổi thực đơn hàng ngày và kích thích bé ăn uống nhiều hơn, mẹ nên thay đổi, cho bé ăn cháo yến mạch hoặc cháo gạo lứt hơn là ăn mỗi cháo gạo bình thường. Yến mạch là một thực phẩm tốt chứa nhiều chất xơ hòa tan và các nhóm vitamin, canxi, kẽm, phốt pho,... rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ nên nấu cháo yến mạch nên xay yến mạch sống thành bột, sau đó cho nước, tôm ( thịt, cá, cua,...) và rau đã băm nhuyễn vào khuấy đều. Đừng quên cho thêm một muỗng dầu ăn và một chút gia vị để món cháo yến mạch dậy mùi nhé.
Nấu cháo trứng cho bé ăn dặm
Trứng cũng là một thực phẩm rất bổ dưỡng và đặc biệt tốt cho sự phát triển trí não của bé. Chính vì thế vào những ngày vội quá chưa chuẩn bị được thức ăn tươi sống như thịt cá tôm cua, mẹ có thể dùng trứng để thay thế. Trứng gà, hạt sen, cà rốt và cháo trắng là một sự kết hợp vô cùng tuyệt vời. Bạn dùng đậu đen và cà rốt hầm nhừ và tán nhuyễn, sau đó quấy cùng cháo trắng và lòng đỏ trứng gà. Khuấy nhanh tay để trứng tan đều vào cháo tạo thành màu sắc hấp dẫn. Đừng quên dầu ăn và gia vị vừa nêm nêm vừa đủ nhé.
Trên đây là một số công thức nấu cháo cho bé ăn dặm được rất nhiều mẹ áp dụng. Chăm con vô cùng vất vả, chính vì thế mẹ nên trang bị đầy đủ kiến thức để mang đến cho con một sức khỏe và sự phát triển tốt nhất. Thay đổi món ăn thường xuyên sẽ kích thích khẩu vị ăn uống của bé, đừng ép bé khi bé thật sự đã no và không muốn ăn mẹ nhé.