Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn không cần uống thêm nước vì sữa mẹ đã cung cấp nước. Chỉ những bé bú sữa công thức thì cần bổ sung thêm nước.
- Dạy trẻ tôn trọng người lớn như thế nào cho đúng?
- Giao tiếp với người già để ý lòng tự trọng, với con trẻ tôn trọng sự ngây thơ
Sữa mẹ chứa 80% là nước, đặc biệt là sữa đầu dòng. Do đó, đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì không cần cho uống nước. Nếu mẹ cảm thấy con mình khát thì có thể cho con bú sữa mẹ.
Nếu cho bé uống nước giai đoạn sơ sinh từ 0 - 6 tháng có thể ảnh hưởng bé
Làm ảnh hưởng quá trình hấp thụ sữa: Kích thước dạ dày của bé lúc này cũng nhỏ, nếu cho bé uống nước sẽ làm đầy dạ dày, bé bị no và bú ít sữa lại từ đó làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé.
Trẻ sơ sinh uống nước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng: Vì hệ miễn dịch của trẻ dưới 6 tháng còn rất non yếu. Nước uống dù có sạch đến mấy cũng có thể có chứa vi khuẩn, cho bé uống nước dễ gây nên các hiện tượng nhiễm trùng, bé dễ bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng…
Bé nhiễm độc nước: Đây là trường hợp khá hiếm gặp nhưng vẫn có. Khi bé uống nhiều nước nhưng hệ miễn dịch còn quá yếu, sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể bé, số natri sẽ theo nước ra ngoài vì thận bé vẫn chưa hoàn thiện. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng hoạt động của não, bé có thể bị động kinh, co giật…
Cách cho trẻ 6 - 12 tháng tuổi uống nước
Thời điểm uống: Chỉ nên cho bé uống nước từ khi bé bắt đầu ăn dặm, tức là từ tháng thứ 6 trở đi. Bên cạnh ăn dặm thì mẹ vẫn tiếp tục cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đến 24 tháng.
Cách uống: Mẹ có thể đun sôi nước để nguội rồi cho bé uống bằng thìa hay cho vào bình để bé bú như bú sữa.